Chương trình hành động của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng
Mục tiêu của Chương trình nhằm tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/4/2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị; củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Chương trình hành động là kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. * 8 nhóm nhiệm vụ chính Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu thực hiện từ nay đến năm 2020, cụ thể: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ; kiểm soát tài sản, thu nhập, tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ.Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội; kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng; nội luật hóa các quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.
Nhằm tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ trong thời gian tới, Chính phủ sẽ khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý; quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. * Không bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm việc Đồng thời, Chính phủ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ; tăng thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng. Quy định và thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận; khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; có các chính sách tiền lương hợp lý để từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu và có thu nhập khá trong xã hội.../.Xem thêm:
>>>Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhóm họp tại Hà Nội
>>>Kê khai tài sản còn hạn chế do chưa quản lý được dữ liệu kê khai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
07:52' - 28/11/2017
Chiều 27/11, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã làm làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung thu hồi tiền, tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế
16:46' - 25/11/2017
Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Mở rộng phạm vi điều chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
12:36' - 21/11/2017
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nhiều ý kiến trái chiều về phòng, chống tham nhũng
12:01' - 21/11/2017
Các đại biểu cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.