Chương trình OCOP làm thay đổi nhận thức trong đầu tư sản xuất, kinh doanh
Để nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) và tầm quan trọng của các sản phẩm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhận thức của mọi người, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, ngày 28/12, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội nghị Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Ông Hồ Quảng Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã đánh giá cao hiệu quả của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Chương trình đã có nhiều tác động làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội ở các địa phương, đặc biệt là đã làm thay đổi nhận thức của người dân trong đầu tư sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững.
Ông Hồ Quảng Bửu nhấn mạnh, các cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể tại các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân thực hiện chương trình không chỉ trong giai đoạn 2020 - 2025, mà xem đây là một chương trình chỉ có điểm khởi đầu chứ không có điểm kết thúc.
Tại hội nghị, dựa vào thực tiễn kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục tập quán của các địa phương trên địa bàn tỉnh và những thành tựu mà Chương trình OCOP đã đạt được trong 3 năm qua (2018 - 2020), các đại biểu đã tập trung tranh luận, bàn bạc và thống nhất đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu nhất để triển khai chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam phấn đấu củng cố, nâng cấp hơn 200 sản phẩm OCOP đã được công nhận trong giai đoạn 2018 - 2020 và phát triển mới ít nhất 200 sản phẩm.
Đến năm 2025, mỗi xã có tối thiểu 2 sản phẩm đạt 3 sao trở lên; tỉnh có ít nhất 5 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh đạt 5 sao, sản phẩm phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản trị chất lượng, tham gia thị trường xuất khẩu.
Qua đó, tổng doanh số bán hàng OCOP đạt trên 300 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2020, lợi nhuận đạt trên 80 tỷ đồng. Doanh thu của các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận năm sau tăng hơn năm trước.
Do đó, tỉnh sẽ cũng cố và phát triển các tổ chức kinh tế tham gia OCOP với ít nhất 50 tổ chức kinh tế đã tham gia sản xuất kinh doanh OCOP sẽ được cũng cố, nâng cấp và phát triển thêm khoảng 30 doanh nghiệp, 50 hợp tác xã tham gia mới.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, tỉnh sẽ xây dựng 45 điểm bán hàng OCOP, 8 trung tâm OCOP cấp huyện, 1 trung tâm OCOP cấp tỉnh và 1 trung tâm OCOP cấp vùng để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm OCOP, qua đó quảng bá các sản phẩm rộng rãi ra với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ chú trọng phất triển thêm về số lượng và chuyên môn cho nguồn nhân lực thực hiện chương trình.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong giai đoạn này, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, các cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh về chương trình. Tỉnh Quảng Nam sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, chương trình sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ 4.0, xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP…
Bên cạnh đó, chương trình sẽ tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 là 423 tỷ 300 triệu đồng.
Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, trong 3 năm (2018 - 2020) thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hiện nay tỉnh Quảng Nam đã có 135 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP.
Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục trình thêm 75 sản phẩm lên UBND tỉnh công nhận, nâng tổng số sản phẩm OCOP Quảng Nam lên 210 sản phẩm.
Ông nguyễn Phi Hồng, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, để đạt được các thành tựu trên, trong 3 năm qua, việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chủ thể tham gia thực hiện chương trình luôn được quan tâm chú trọng.
Chương trình đã tổ chức 10 lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền; nâng cao năng lực quản lý điều hành; xây dựng, triển khai phương án kinh doanh hoặc dự án sản xuất- kinh doanh, phát triển sản phẩm…; các chuyên đề về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn cơ sở; đăng ký và xây dựng thương hiệu, ghi nhãn mác hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; bán hàng qua mạng… cho trên 1.200 lượt người./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước có 3.200 sản phẩm OCOP
11:55' - 28/12/2020
Những tỉnh khó khăn lại triển khai Chương trình OCOP rất hiệu quả như Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Bến Tre…
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội có 630 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên
16:17' - 25/12/2020
Ngày 25/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên – Huế công nhận 17 sản phẩm OCOP
15:43' - 25/12/2020
Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có quyết định phê duyệt, công nhận cho 17 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
21:37' - 13/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng đề án tái cơ cấu Nhà máy Đạm Ninh Bình đảm bảo chất lượng, khả thi
19:42' - 13/08/2022
Chiều 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình để kiểm tra, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét nội dung báo chí phản ánh về bảo hiểm y tế
19:12' - 13/08/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét nội dung báo chí phản ánh để có giải pháp xử lý theo quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu
16:12' - 13/08/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo trì các tuyến đường bộ dịp nghỉ lễ và khai giảng năm học mới
15:08' - 13/08/2022
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản về thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ để nâng cao an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tái cơ cấu để giữ thương hiệu Đạm Hà Bắc
13:03' - 13/08/2022
Sáng 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế, làm việc tại Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) ở tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đón “cầu” năng lượng tái tạo
10:56' - 13/08/2022
Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tái tạo được dự báo tăng trong dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm triển khai chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
10:38' - 13/08/2022
Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 và giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất cập tại “siêu dự án” trồng cao su ở Nghệ An: Bài 2 - Lời giải bài toán "đất đai"
08:56' - 13/08/2022
“Giao đất, thuê đất” một bước bắt buộc được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Đất đai trước khi tổ chức, cá nhân triển khai dự án.