Chuyển đổi số hướng tới xã hội không dùng tiền mặt
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao những sáng kiến, hoạt động của chương trình đã góp phần tích cực giúp nhận thức và thu hút người dân sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch thường ngày, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam.
Trong bối cảnh kỷ nguyên số, số hóa dịch vụ sâu rộng và tác động đa chiều của dịch COVID-19, thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu, cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử phát triển mạnh với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mới, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Đó là, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách và quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; hệ thống văn bản từ nghị định đến thông tư được ban hành khá đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thử nghiệm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung hoạt động thanh toán nói riêng.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng chú trọng nâng cấp hệ thống, mở rộng dịch vụ, tính năng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Từ đó, đảm bảo các hạ tầng toàn ngành này hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt; đảm bảo kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số. Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hành vi, kỳ vọng người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, số hóa dịch vụ sâu rộng và tác động đa chiều của dịch COVID-19 đã khiến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và ưu tiên của người dùng. Theo ông Lê Anh Dũng, đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị. Giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021. Ngoài ra, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021; có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ. Bà Winnie Wong, Chủ tịch Amcham Việt Nam, giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard cho biết, khi phân tích thói quen giao dịch tại khu vực Đông Nam Á, Mastercard thấy rằng từ trước khi dịch COVID-19 xảy ra, thanh toán không tiền mặt, thanh toán điện tử của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đã phát triển mạnh do đặc điểm dân số trẻ, am hiểu và yêu thích công nghệ.Theo bà Winnie Wong, một điểm mấu chốt để phát triển thanh toán không tiền mặt là phải làm sao duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán điện tử.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung khổ pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt;Trong đó, chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trước mắt, tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quyết định thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thanh toán, tăng cường tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng dịch vụ thanh toán tiện ích nền tảng số, giúp tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.Trong đó, triển khai tích cực và hiệu quả Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng.
Đặc biệt, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, ngành ngân hàng sẽ tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
19:02' - 16/06/2022
Chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt là hoạt động ghi dấu những thay đổi nhằm hướng đến trải nghiệm mua sắm nhanh chóng và liền mạch hơn dựa trên những mong muốn của người tiêu dùng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thanh toán không tiền mặt vẫn “bùng nổ” sau đại dịch
17:00' - 14/06/2022
Giải pháp thanh toán không tiền mặt được khuyến khích trong giai đoạn dịch bùng phát để hạn chế tiếp xúc tưởng chừng lắng xuống theo dịch, nhưng thực tế lại đang trở thành thói quen của nhiều người.
-
Ngân hàng
Nhiều chương trình thiết thực hưởng ứng “Ngày không tiền mặt 2022”
17:30' - 20/05/2022
Ngày 20/5 tại Tp. Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phối hợp báo Tuổi trẻ tổ chức Họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng “Ngày không tiền mặt 2022”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10'
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35'
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng tài sản giao dịch của các ngân hàng Mỹ đạt đỉnh trong hơn 16 năm
14:32' - 18/11/2024
JPMorgan Chase nắm giữ khoảng một nửa tổng tài sản giao dịch toàn ngành với 506 tỷ USD tính tới cuối quý III/2024, tăng đáng kể so với mức 329 tỷ USD hồi đầu năm.