Chuyên gia: An ninh lương thực là vấn đề rất quan trọng với Nhật Bản
Luật hiện hành, được ban hành vào năm 1999, phản ánh nhận thức thấp về các vấn đề an ninh lương thực vì trong giai đoạn đó, luật có thể được hình thành dựa trên giả định rằng Nhật Bản có thể nhập khẩu lượng lương thực cần thiết dựa trên sức mạnh kinh tế của nước này vào thời điểm đó.
Có thể nói, việc thu mua lương thực đang ở một bước ngoặt. Mặc dù luật hiện hành có đặt việc cải thiện khả năng tự cung tự cấp lương thực vào trung tâm của chính sách nông nghiệp nhưng ngoài thực phẩm, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất phân bón, chẳng hạn như ure và axit photphoric, rất cần thiết cho nông nghiệp. Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã dẫn đến tình trạng thiếu phân bón. Mặc dù điều này không ảnh hưởng đến khả năng tự cung tự cấp lương thực, nhưng nó đã cản trở các khía cạnh của sản xuất nông nghiệp.
Sau khi sửa đổi luật, chính phủ cũng dự định đặt mục tiêu cho ngành sản xuất phân bón. Bùn từ nước thải đã qua xử lý có chứa nguyên liệu thô để sản xuất phân bón. Đây được xem là một biện pháp rất hiệu quả nếu tận dụng nguồn tài nguyên này để mở rộng sản xuất phân bón trong nước.
Nhật Bản cũng phụ thuộc nhiều vào một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đối với phần lớn hoạt động mua sắm phân bón. Do đó, Nhật Bản cần phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung.
Bản tóm tắt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho lao động nông nghiệp. Nông dân đang già đi và dựa trên cấu trúc tuổi hiện tại, số người có công việc chính là làm nông dự kiến sẽ giảm từ khoảng 1,2 triệu người vào năm 2022 xuống còn khoảng 300.000 người trong 20 năm tới.
Điều cần thiết là thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm sức lao động thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và người máy (robot). Giới chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng chính phủ, viện nghiên cứu, công ty công nghệ thông tin và các tổ chức khác sẽ phối hợp để đẩy nhanh đổi mới công nghệ cho mục đích đó.
Điều quan trọng nữa là làm cho nông nghiệp trở thành một ngành có lợi nhuận hấp dẫn người lao động. Để đạt được mục tiêu này cần phải nâng cao giá trị gắn với nông sản và chính phủ phải hỗ trợ xuất khẩu./.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- an ninh lương thực
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhật Bản gặp trở ngại trong thu hút lao động nước ngoài
09:23' - 10/06/2023
Nhật Bản đang đối mặt với những trở ngại trong nỗ lực trở thành một điểm đến việc làm hấp dẫn vì đồng yen yếu đi và sự cạnh tranh từ các địa điểm châu Á khác.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản điều chỉnh tốc độ tăng GDP quý I/2023
15:51' - 08/06/2023
Kinh tế Nhật Bản trong quý I/2023 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức báo cáo trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Luang Prabang thu hút khách du lịch với hoạt động kinh tế về đêm
11:51'
Chính quyền Luang Prabang đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, trong đó có việc chú trọng phát triển nền kinh tế đêm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc UNIDO: Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất
10:01'
Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO với nhiều chương trình hợp tác...
-
Kinh tế Thế giới
Hoa Kỳ hướng tới thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
08:19'
Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, không dùng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau quyết định được chờ đợi của Fed
03:46'
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách
-
Kinh tế Thế giới
Fed giữ nguyên lãi suất và đánh tín hiệu về chính sách tiền tệ
03:37'
Fed giữ nguyên lãi suất và đánh tín hiệu về chính sách tiền tệ trong thời gian tới
-
Kinh tế Thế giới
EU ngăn chặn chiến thuật "tẩy xanh" của các doanh nghiệp
22:06' - 20/09/2023
Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã nhất trí cấm chiến thuật "tẩy xanh" các công ty dán nhãn sản phẩm thân thiện với môi trường nếu không đưa ra những bằng chứng chi tiết.
-
Kinh tế Thế giới
Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên chạm mức 33.000 tỷ USD
19:13' - 20/09/2023
Nợ quốc gia của Mỹ đã đạt đến cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên vượt qua 33.000 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh cân nhắc hoãn lệnh cấm bán ô tô mới chạy bằng xăng dầu
13:21' - 20/09/2023
Chính phủ nước này đang xem xét trì hoãn lệnh cấm bán ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel mới cho đến năm 2035, muộn hơn 5 năm so với kế hoạch hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng đề nghị hai bên Việt Nam - Hoa Kỳ tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ
08:15' - 20/09/2023
Thủ tướng đề nghị hai bên Việt Nam - Hoa Kỳ tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo...