Chuyên gia Australia đánh giá cao triển vọng thương mại của Đông Nam Á
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, chuyên gia cao cấp Richard Maude thuộc Viện Chính sách Xã hội châu Á của tại Australia đã có bài viết đánh giá cao triển vọng thương mại của các nước khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Bài viết chỉ ra bức tranh kinh tế ảm đạm trên thế giới khi các nước áp đặt lệnh phong tỏa để chống dịch, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, khối lượng thương mại thế giới đã giảm xuống mức thấp lịch sử trong nửa đầu năm 2020.
Đông Nam Á không phải là ngoại lệ khi trong quý II/2020, giá trị hàng hóa xuất khẩu từ 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu giảm 27%; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Á cũng giảm mạnh trong đầu năm 2020.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra những dự báo u ám về sự phục hồi trong lĩnh vực thương mại ở châu Á do các khó khăn như tăng trưởng toàn cầu yếu, biên giới bị đóng cửa và "các căng thẳng xung quanh thương mại, công nghệ và bảo mật".
Mặc dù vậy, ông Maude đánh giá các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn có nhiều cơ sở để lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển tốt hơn các khu vực khác trên thế giới.
Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra là mối quan hệ thương mại vững chắc với các nền kinh tế lớn ở Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong đó, nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đang phục hồi đà tăng trưởng cũng giúp giữ cho thương mại của các nước Đông Nam Á phát triển.
Mặt khác, tiêu dùng nội địa ở Đông Nam Á có thể tăng gấp đôi lên tới 4.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại với cả phương Tây và các nước châu Á khác.
Trong khu vực Đông Nam Á đã có những dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế của nửa đầu năm 2020 đang giảm bớt, ít nhất là ở những quốc gia đã kiểm soát được đại dịch.
Đơn cử như Việt Nam, một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất ASEAN, đã cố gắng đạt tăng trưởng kinh tế dương trong năm ngoái, dù chỉ là mức tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm.
Trong khi đó, thỏa thuận thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới được ký kết là một động lực nữa thúc đẩy thương mại trong khu vực, qua đó tạo cơ hội cho các tập đoàn lớn thiết lập ngày càng nhiều hơn các chuỗi cung ứng của mình trong khối.
Thứ hai là các nước Đông Nam Á cũng được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khu vực Đông Á. Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch theo hướng khu vực hóa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý là một số chính phủ cũng khuyến khích quá trình này, như Nhật Bản đang cung cấp các ưu đãi tài chính cho một số công ty của mình để xây dựng các địa điểm sản xuất ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, chuyên gia Maude cũng đánh giá những khó khăn mà các nước Đông Nam Á phải đối mặt như nhu cầu toàn cầu giảm sẽ vẫn là lực cản đối với đầu tư, sản xuất và thương mại.
Trong khi đó, triển vọng về quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm cả thương mại và công nghệ, vẫn còn rất bất định, làm tăng rủi ro cho khu vực. Mặt khác, tự động hóa sản xuất nhiều hơn là một thách thức trong trung hạn.
Một số lợi thế so sánh của Đông Nam Á, đặc biệt là chi phí lao động, sẽ không còn đủ độ hấp dẫn khi robot công nghiệp ngày càng được cải thiện và nhiều nhà máy được tự động hóa hơn.
Ông Maude cũng cho rằng Đông Nam Á cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là để tăng cường kết nối và khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với Internet băng thông rộng tốc độ cao, đáng tin cậy và các công nghệ 5G. Ngoài ra, Đông Nam Á cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm COVID-19
18:12' - 07/01/2021
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á khi một số nước trong khu vực ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới trong 24h qua.
-
Ô tô xe máy
Mitsubishi phát triển xe hybrid để cạnh tranh ở Đông Nam Á
08:03' - 04/01/2021
Giám đốc điều hành tập đoàn Mitsubishi Motors (Nhật Bản) Takao Kato cho biết tập đoàn này coi các mẫu ô tô hybrid là một phần quan trọng trong chiến lược điện hóa để cạnh tranh ở khu vực Đông Nam Á.
-
Ô tô xe máy
Yamaha Exciter 155 VVA gây "bão" mạng xã hội Việt Nam và Đông Nam Á
15:25' - 03/01/2021
Mẫu xe Exciter 155 VVA được mệnh danh là "tiểu YZF-R1" vừa ra mắt không chỉ tạo ra phân khúc xe côn tay thể thao mới, mà còn gây "bão" trên khắp mạng xã hội cũng như xuất hiện cuộc đua sớm đặt xe.
-
Ô tô xe máy
Hãng ô tô Mitsubishi tập trung vào các mẫu xe hybrid tại Đông Nam Á
08:34' - 23/12/2020
Việc sử dụng công nghệ hybrid thay thế dần ô tô chạy xăng thuần túy đang là xu hướng mới nổi ở các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: GCC sẽ có thêm 1.400 tỷ USD trong 5 năm tới nhờ giá dầu cao
10:34'
Theo IMF, các nền kinh tế vùng Vịnh (GCC) sẽ có thêm nguồn thu 1.400 tỷ USD trong vòng 4-5 năm tới, trong bối cảnh giá dầu sẽ duy trì ở mức cao và lạm phát vẫn ở mức thấp tại các nước thành viên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia y tế kêu gọi WHO và các nước ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ
08:40'
Nhiều chuyên gia nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm đã hối thúc các cơ quan y tế toàn cầu hành động nhanh hơn nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ vốn đã lây lan sang ít nhất 20 quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức giảm mạnh phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga
08:10' - 28/05/2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết lượng khí đốt dự trữ của nước này đã tăng lên 46% từ mức khoảng 20% vào cuối mùa Đông.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cần được cụ thể hóa, rõ ràng
20:44' - 27/05/2022
Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
WHO khẳng định thế giới sẽ kiểm soát được bệnh đậu mùa khỉ nếu hành động sớm
19:01' - 27/05/2022
Ngày 27/5, Tiến sỹ Sylvie Briand cho rằng nếu áp dụng các biện pháp phù hợp tại thời điểm hiện tại, thế giới có thể dễ dàng kiểm soát được bệnh đậu mùa khỉ.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lấy thị trường để điều chỉnh lại sản xuất
17:53' - 27/05/2022
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD, tương đương năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Chủ tịch Fed: Đồng USD kỹ thuật số có thể cùng tồn tại với đồng tiền hiện nay
12:51' - 27/05/2022
Fed trong tương lai có thể cung cấp cho người dân một loại đồng tiền kỹ thuật số có mức độ an toàn.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Số ca mắc và tử vong do COVID-19 đang trên đà giảm
11:39' - 27/05/2022
Trong báo cáo hàng tuần về tình hình dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/5 cho biết số ca mắc và tử vong mới do COVID-19 vẫn đang trên đà giảm trên toàn cầu từ mức cao nhất hồi tháng 1.
-
Ý kiến và Bình luận
Các biện pháp trừng phạt phần nào giúp Nga mạnh mẽ hơn
10:28' - 27/05/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/5 tuyên bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho Nga nhưng đồng thời ở một mức độ nào đó cũng giúp Nga mạnh mẽ hơn.