Chuyên gia EIU: Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới
Chuyên gia Baptist cho rằng, rất khó để Trung Quốc đạt được mức GDP bình quân đầu người ngang với Mỹ - đây là thước đo sự giàu có của EIU - trong ít nhất 50 năm tới. GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng của một nền kinh tế trên mỗi người dân, và là thước đo chung về sự thịnh vượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính GDP bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2020 là 10.582,1 USD, thấp hơn gần sáu lần so với mức 63.051,4 USD của Mỹ.
Theo ông Baptist, GDP danh nghĩa tính theo USD của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2032 và Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thời điểm này được đẩy nhanh từ dự báo trước đó (năm 2034) do đại dịch COVID-19.
Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm ngoái, với tăng trưởng GDP đạt 2,3%. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ giảm 3,5% vào năm 2020 so với một năm trước, theo ước tính của Cục Phân tích Kinh tế.
Chuyên gia Baptist cũng nói thêm, quy mô kinh tế Mỹ rồi sẽ nhỏ hơn Trung Quốc bởi dân số của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.
Dự báo của ông Baptist có phần thận trọng hơn những đánh giá khác. Helen Qiao, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America Global Research, khi trả lời phỏng vấn của CNBC trong tháng trước, cho rằng quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2027-2028.
Theo nhà kinh tế Baptist, Trung Quốc sẽ trở thành “một cường quốc rất lớn khác” bên cạnh vị trí của Mỹ trên bàn cờ thế giới. Việc nước nào mạnh hơn phụ thuộc vào nơi nào họ sử dụng sức mạnh đó. Chuyên gia này chỉ ra rằng, tại châu Á, Mỹ khó có thể tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất từ nay đến những năm 2030, nhưng vị thế của Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn ngang nhau trong một thời gian khá dài.
Châu Á đã nổi lên như một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang diễn ra. Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực khi nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump dường như đang rút lui.
Ngược lại, tân Tổng thống Joe Biden đã ưu tiên châu Á trong chính sách đối ngoại của mình. Ông Biden đã lựa chọn một số chuyên gia về châu Á nổi tiếng trong chính quyền của mình. Trong các sự kiện tiếp xúc nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông cũng đã hội đàm trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia./.
- Từ khóa :
- Mỹ
- trung quốc
- the economist
- kinh tế trung quốc
- kinh tế mỹ
- imf
Tin liên quan
-
Pháp luật
Trung Quốc áp đặt trừng phạt các cá nhân và thực thể của Mỹ, Canada
11:16' - 28/03/2021
Theo hãng tin Tân Hoa, Trung Quốc vừa thông báo áp đặt trừng phạt đối với 2 người Mỹ, 1 người Canada và một thực thể.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung sẽ xuất hiện đột biến trong năm 2021?
05:30' - 28/03/2021
Nhiều tổ chức tài chính kinh tế ngân hàng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021 có thể vượt Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Báo Anh ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam
18:32'
Trang strifeblog.org của Anh ngày 13/4 đăng bài nhận định Việt Nam đang vươn lên với tư cách một cường quốc tầm trung, đặc biệt trong lĩnh vực chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển công nghệ 5G.
-
Ý kiến
Cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ để phát triển ô tô điện
09:07'
Chính phủ có thể xem xét giảm thuế nhập khẩu linh kiện cho xe điện, hỗ trợ cơ sở hạ tầng liên quan như cấp đất, miễn giảm thuế sử dụng đất cho nhà máy sản xuất ô tô...
-
Ý kiến
IMF kêu gọi gia tăng các nguồn lực tài chính để hỗ trợ kinh tế toàn cầu
06:30'
Kết thúc Hội nghị mùa Xuân, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi tiền để hỗ trợ kinh tế toàn cầu và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến
WB và GAVI hối thúc các nước chia sẻ vaccine ngừa COVID-19
14:28' - 13/04/2021
Chủ tịch WB David Malpass và Chủ tịch GAVI José Manuel Barroso đã hối thúc những nước thừa vaccine ngừa COVID-19 chia sẻ chế phẩm này với những nước khác càng sớm càng tốt.
-
Ý kiến
IMF khuyến cáo về việc thiếu vaccine cho các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp
20:27' - 12/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng các nền kinh tế mới nổi và thu nhập thấp cần được tiếp cận nhiều hơn với vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến
IMF: Trung Quốc cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa
06:30' - 12/04/2021
Trung Quốc đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Ý kiến
Chuyên gia Nga: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt trên 7%
12:21' - 11/04/2021
Báo điện tử của Nga Infox.ru vừa đăng bài viết “Việt Nam và vòng cung Đại Á – Âu” đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong các tiến trình hội nhập tại không gian Đại Á – Âu.
-
Ý kiến
IMF: Tăng chi cho vaccine là cách nhanh nhất để củng cố tài chính công
06:00' - 11/04/2021
IMF cho rằng việc dành thêm tiền để thúc đẩy tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 là cách nhanh nhất để bắt đầu đưa tình hình tài chính của các chính phủ về trạng thái bình thường.
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế Czech và Slovakia sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến
07:30' - 10/04/2021
Theo trang tin patria.cz, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp hơn triển vọng của nền kinh tế CH Czech trong năm 2021 với dự kiến tăng trưởng 4,2%, thấp hơn mức dự kiến tăng 5,1% đưa ra năm ngoái.