Chuyên gia: Giá dầu sẽ chạm mốc 100 USD/thùng bất chấp các nỗ lực của Mỹ
Stephen Schork, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu tài chính Schork Report đưa ra dự báo trên chương trình tin tức kinh doanh truyền hình “Squawk Box Asia” của CNBC rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao, bất chấp việc Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu khác đã giải phóng hàng triệu thùng từ kho dự trữ để khiến giá năng lượng giảm.
Ông Stephen Schork chia sẻ: “Việc chỉ xả kho dự trữ dầu sẽ không thể điều chỉnh giá dầu”. Theo ông, dự trữ dầu chiến lược chỉ có thể để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung đột xuất và ngắn hạn.Ông Schork khẳng định hiện nay có nhiều người đang cược rằng giá dầu sẽ tăng lên ngưỡng 100 USD/thùng và nói thêm rằng điều này có thể xảy ra sớm nhất là vào quý đầu tiên của năm 2022, đặc biệt nếu khu vực Bắc Bán Cầu trải qua một mùa Đông lạnh giá vào cuối năm nay.“Xoa dịu” giá dầuGiá dầu đã tăng hơn 50% trong năm 2021, với cầu vượt nguồn cung khi nhiều quốc gia gỡ bỏ tình trạng phong tỏa và các hạn chế nghiêm trọng được áp dụng kể từ năm ngoái vì đại dịch COVID-19. Việc nối lại các đường bay quốc tế khi nhiều quốc gia mở cửa đường biên giới cũng thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhiên liệu máy bay.Giá dầu Brent biển Bắc đã tăng vượt ngưỡng tâm lý quan trọng là 80 USD/thùng vào tháng 10/2021 và liên tục dao động quanh mức đó. Tính đến hôm 24/11 tại châu Á, giá dầu Brent quốc tế giao dịch gần mức 82,5 USD/thùng.Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/11 đã thông báo nước này sẽ “giải phóng” 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ để góp phần cùng các quốc gia tiêu thụ năng lượng khác làm dịu sự gia tăng nhanh chóng của giá nhiên liệu.Trong tổng số đó, 32 triệu thùng dầu sẽ được trao đổi trong vài tháng tới, và 18 triệu thùng sẽ phục vụ các đơn hàng trước đó.Các quốc gia khác đã thực hiện cam kết xả kho dầu bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Cho đến nay, Vương quốc Anh đã đồng ý xuất kho khoảng 1,5 triệu thùng dầu, trong khi Ấn Độ cam kết 5 triệu thùng. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa công bố con số cụ thể.Chuyên gia Schork chia sẻ: “Mỹ đã quyết định xuất kho 50 triệu thùng dầu, có khả năng các đối tác sẽ tiếp tục xuất thêm 50 thùng nữa, đưa tổng số thùng dầu ra thị trường là 100 triệu thùng, tương đương với nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong một ngày”.Trong khi đó, chuyên gia phân tích về năng lượng và khai thác tại ngân hàng Australia ông Vivek Dhar đã tỏ ra thận trọng hơn trong các ước tính của mình. Ông dự đoán trong một lưu ý hôm 24/11 rằng số thùng dầu do 6 quốc gia này xuất ra chỉ có thể lên tới hơn 70 triệu thùng, bởi việc giải phóng kho dự trữ dầu từ các quốc gia khác có thể chưa chắc chắn hoàn toàn.Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), thế giới tiêu thụ 97,53 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, tăng từ mức 92,42 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Vào năm 2022, con số này có thể tăng lên 100,88 triệu thùng/ngày.“Đây là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thế giới chỉ có duy nhất một công cụ (để điều chỉnh giá dầu) và nhiều khả năng công cụ này sẽ không hoạt động. Tôi cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao trong vòng một tháng tới thay vì giảm xuống”, ông Schork khẳng định.Ông Schork nói thêm rằng Mỹ nên cân nhắc đàm phán với các nhà sản xuất dầu và yêu cầu họ tăng sản lượng để bù đắp sự mất cân bằng nguồn cung.Chuyên gia Dhar của Ngân hàng Commonwealth cho biết, giá dầu phục hồi vào hôm 23/11 cho thấy “thị trường đã bị choáng ngợp bởi việc giải phóng dự trữ dầu chiến lược”.“Đương đầu” với OPEC+ Những diễn biến mới nhất xảy ra sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (còn gọi là OPEC+) quyết định không bơm thêm dầu ra thị trường, bất chấp các việc giá dầu thô đã leo lên mức cao nhất trong nhiều năm và các áp lực của Mỹ nhằm hạ nhiệt thị trường. Theo kế hoạch sản lượng hiện tại, OPEC+ sẽ tăng dần sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày/tháng. Cuộc họp tiếp theo của khối này sẽ tiếp tục diễn ra vào tháng tới.“Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy OPEC+ sẽ cân nhắc lại kế hoạch của mình”, các nhà phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết trong một ghi chú hôm 22/11.Việc các nước tiêu thụ dầu xuất kho quy mô lớn trước thềm các cuộc họp của nhóm có thể tạo ra một sự phản ứng từ phía OPEC+, Eurasia Group nói.Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết: “Trong những điều kiện như vậy, động thái đối kháng của mỗi bên có thể dẫn đến sự biến động gia tăng, tạo ra môi trường giá dầu bấp bênh và thêm bất ổn”, các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết. Họ cho rằng điều này sẽ không làm giảm áp lực về giá tiêu dùng và cũng như không mang lại cho các nhà sản xuất sự ổn định cần thiết để đảm bảo nguồn cung ổn định và đáng tin cậy trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang vật lộn với đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ./.- Từ khóa :
- giá dầu
- mỹ
- opec
- opec+
- thị trường dầu mỏ
- giá dầu thế giới
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng trở lại trong chiều 29/11
16:53' - 29/11/2021
Giá dầu tăng chiều 29/11 do các nhà đầu tư chốt lời sau đợt lao dốc hôm thứ Sáu (26/11) và cũng do thị trường suy đoán rằng OPEC+ có thể tạm dừng tăng sản lượng bởi sự lan rộng của biến thể Omicron.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường dầu mỏ toàn cầu đứng trước thay đổi về kết cấu cung-cầu
06:30' - 28/11/2021
Biến động của thị trường hiện nay rất có thể là kết quả của sự thay đổi kết cấu cung cầu mà thị trường dầu thô tiếp tục đối diện sau cuộc cách mạng dầu đá phiến.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC+ quan ngại biến chủng mới khiến triển vọng thị trường dầu mỏ u ám hơn
09:05' - 27/11/2021
Một số nước lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể khiến cho triển vọng trên thị trường dầu mỏ trở nên u ám hơn chưa đầy một tuần trước cuộc họp định đoạt chính sách.
-
Thị trường
Libya sẽ là nhà cung cấp chủ chốt của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong thập niên tới
08:59' - 26/11/2021
Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp, ông Patrick Pouyanne, nhận định rằng Libya sẽ là nhà cung cấp quan trọng đối với các thị trường dầu mỏ toàn cầu trong thập niên tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29'
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.