Chuyên gia giải đáp: Đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm lợi hơn?
Quỹ hưu trí của Việt Nam được chuyên gia quốc tế đánh giá là “đóng ít, hưởng nhiều”, thế nhưng thời gian gần đây trên các mạng xã hội có những thông tin về việc so sánh tính toán giữa việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm phương án nào sẽ có lợi hơn?
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa ông, gần đây trên mạng xã hội có thông tin so sánh số tiền đóng bảo hiểm xã hội trong 30 năm nếu gửi tiết kiệm sẽ có lợi hơn cho người lao động, xin ông cho biết ý kiến của mình về cách tính toán này?Ông Trần Hải Nam: Tôi xin khẳng định luôn thông tin đó là không chính xác. Với những người xem qua cách tính thì thấy có vẻ đúng, nhưng nếu xem kỹ thì cách tính trên còn thiếu việc cập nhật những quy định của pháp luật về tính hưởng bảo hiểm xã hội.Thứ nhất, quy định về tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ. Gần đây nhất là ngày 28/12/2016 Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu trong năm 2017, theo đó mức điều chỉnh cao nhất áp dụng đối với số tiền đóng trong khoảng thời gian trước năm 1995 là 4,4 lần. Như vậy, rõ ràng không thể lấy số tiền tuyệt đối đã đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm, 30 năm về trước ra để tính hưởng lương hưu mà số tiền đó phải được điều chỉnh để bù đắp yếu tố lạm phát.
Một ví dụ là theo quy định tại Thông tư số 42 nêu trên thì một người đóng 1 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội ở năm 1994 thì đến năm 2017 khi về hưu số tiền này sẽ được điều chỉnh thành 4,4 triệu đồng khi tính mức lương hưu.Việc cách tính lương hưu trên mạng xã hội lấy tỷ lệ 75% nhân với giá trị tuyệt đối của số tiền đã đóng mà không có giả định về tỷ lệ lạm phát và áp dụng hệ số điều chỉnh là không đúng với chính sách bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, chính sách bảo hiểm xã hội có quy định về việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.Thực tế thời gian qua, mức lương hưu của người nghỉ hưu đã liên tục được nâng lên. Nếu tính cho giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm 2016, Chính phủ đã 14 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 7,4 đến 9,2 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002.
Như vậy, việc tính toán nhưng không có giả định về tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng để xác định mức điều chỉnh lương hưu sẽ không phản ánh đúng và đầy đủ quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội được thụ hưởng.
Thứ ba, việc lấy tỷ lệ đóng góp 26% hay 30,5% để tính toán số tiền đóng vào quỹ làm cơ sở để so sánh với số tiền được nhận sau này là không hợp lý.Vì trong tổng tỷ lệ đóng góp trên bao gồm cả 3% đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, 1% đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 4,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế đây là những quỹ ngắn hạn, có tính chất chia sẻ rủi ro cao giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp.
Trong những trường hợp như người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, mắc các bệnh đòi hỏi chi phí điều trị kỹ thuật cao, bị tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao thì số tiền chi trả cho những rủi ro như vậy là vô cùng lớn). Như vậy, khi so sánh chỉ nên lấy tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất là 22%.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là ngoài quyền lợi về lương hưu, người nghỉ hưu còn được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội chi mua thẻ bảo hiểm y tế (mức chi bằng 4,5% mức lương hưu); khi qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm người lao động chết, thân nhân còn được hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng, trường hợp có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì tối đa được 4 định xuất trong đó con nhỏ được hưởng cho đến khi trưởng thành, cha mẹ già hưởng cho đến khi qua đời.Theo tính toán của các chuyên gia, thì với những quy định về đóng - hưởng bảo hiểm xã hội như hiện nay, một người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì số tiền tích lũy được (đã bao gồm cả tiền lãi) chỉ đủ để chi trả lương hưu cho chính người đó từ 8-10 năm và như vậy với kỳ vọng sống của những người sống sau độ tuổi 55 đối với nữ và 60 đối với nam hiện nay là khoảng 20 năm thì rõ ràng quyền lợi mà người lao động đang được hưởng là rất lớn.
PV: Như vậy, cách tính này không thực tế vì thực chất người lao động chỉ đóng 8% tiền bảo hiểm xã hôi, vậy xin ông phân tích thêm đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng với tỷ lệ 22% ?Ông Trần Hải Nam: Theo tính toán của chúng tôi thì ngay cả khi người lao động đóng toàn bộ với tỷ lệ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất (tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện) thì người lao động vẫn rất có lợi khi tiếp cận lương hưu với tỷ lệ hưởng lên đến tối đa là 75% (tỷ lệ tích lũy của Việt Nam hiện nay là 2,5% cho mỗi năm đóng đối với nam và 3% cho mỗi năm đóng đối với nữ đang là cao so với các nước trên thế giới).Còn đối với những người lao động có quan hệ lao động và được người sử dụng lao động đóng 14%, bản thân người lao động chỉ phải đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất thì lợi ích trong việc tham gia bảo hiểm xã hội là lớn hơn rất nhiều.PV: Vậy là người lao động sẽ có lợi hơn vì cách tính bảo hiểm xã hội vẫn tuân theo nguyên tắc “đóng ít, hưởng nhiều” phải không thưa ông?Ông Trần Hải Nam: Bài toán cân đối đóng-hưởng trong chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam hiện nay vẫn đang được các tổ chức quốc tế khuyến nghị phải thay đổi, thậm chí nhiều chuyên gia nước ngoài đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu giảm tỷ lệ hưởng lương hưu xuống (mặt bằng tỷ lệ chung trên thế giới chỉ vào khoảng từ 45% đến 50%). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn đang duy trì chính sách với tỷ lệ hưởng cao, đang rất có lợi cho người lao động.PV: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dự toán thu, chi năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
21:34' - 23/02/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao dự toán thu, chi năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đề xuất các giải pháp chính sách tài chính, bảo hiểm, ứng phó với thiên tai
20:11' - 21/02/2017
Bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách Nhà nước mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
144 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội sẽ bị khởi kiện
19:54' - 21/02/2017
Đến hết tháng 2/2017, sẽ có 144 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội bị tổ chức công đoàn khởi kiện ra tòa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại
22:00' - 23/01/2017
Cần nghiên cứu đề xuất về cơ chế phối hợp trong xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để bảo đảm kết nối với bảo hiểm thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI
08:05' - 14/02/2025
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI vào sản xuất và dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lực lượng lao động trẻ, vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng điện...
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược “Trump trade” không đem lại hiệu quả như kỳ vọng
09:35' - 13/02/2025
Theo Financial Times, chiến lược đầu tư vào các tài sản được kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách của Tổng thống Donald Trump (chiến lược Trump trade) không đem lại hiệu quả như kì vọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng Mỹ lạc quan về triển vọng thị trường
06:30' - 13/02/2025
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jennifer Piepszak cho hay khách hàng lạc quan về triển vọng thị trường, nhưng vẫn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo của Bỉ ca ngợi Lễ hội Lim với sắc màu và văn hóa dân gian đặc sắc
10:35' - 12/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 11/2, trong chuyên mục “Thế giới đó đây”, Báo “Le Soir” của Bỉ đã đăng bài viết đặc sắc với tiêu đề “Lễ hội Lim rực rỡ sắc màu tôn vinh dân ca quan họ”.