Chuyên gia Hàn Quốc khuyến cáo kéo dài thời gian "bán phong tỏa" để kiềm chế dịch COVID-19
Số liệu thống kê của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 16/7 ghi nhận thêm 1.536 ca nhiễm mới COVID-19 mới, bao gồm 1.476 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc trên ngưỡng 1.000 ca và gần 70% trong số đó ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận.
Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 lan ra toàn quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện "bán phong tỏa" khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận khi áp dụng giãn cách xã hội cấp độ 4 (mức cảnh báo cao nhất), có hiệu lực trong 2 tuần kể từ ngày 12/7 vừa qua.
Giãn cách xã hội cấp độ 4 không mang nghĩa phong tỏa nhưng thực tế có thể xem là biện pháp "phong tỏa mềm" do thực hiện những hạn chế chưa từng có đối với các hoạt động trực tiếp.
Người phát ngôn Bộ Y tế và phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) Son Young-rae khuyến cáo người dân cần tránh thực hiện các chuyến du lịch và những cuộc tụ tập không cần thiết.
Đại diện MOHW cũng xác nhận khoảng 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ đến Hàn Quốc trước cuối tháng 7 này và cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ 4 ít nhiều sẽ được kiểm soát sau 2 tuần nữa. Số vaccine trên của nhiều hãng gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.
Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ Hàn Quốc hoài nghi thời gian 2 tuần chưa đủ để kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Theo một mô hình do G-ABC - trung tâm phân tích y tế dựa trên dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo của Đại học Gachon điều hành, quy mô làn sóng lây nhiễm hiện tại ở Hàn Quốc có thể lên tới 1.800 đến 1.900 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Chuyên gia y tế dự phòng, Tiến sĩ Jung Jae-hun nhận định Hàn Quốc đã bước sang ngày thứ 5 thực hiện giãn cách xã hội cấp độ 4 và số ca nhiễm mới chưa có dấu hiệu giảm mạnh khi vẫn trên ngưỡng 1.500 ca.
Do vậy, các nhà chức trách cần tiếp tục theo dõi trong tuần tới, song với tình hình hiện nay thì có vẻ khoảng thời gian 2 tuần là chưa đủ.
Tiến sĩ Eom Joong-sik, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Gachon, nơi điều trị COVID-19 do chính phủ chỉ định ở thành phố Incheon, cho biết số ca nhiễm mới có thể bắt đầu giảm sau khi các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt có hiệu lực trong 2 tuần được thực hiện.
Tuy nhiên, việc thực hiện giãn cách xã hội cấp độ 4 cần phải kéo dài ít nhất 1 tháng để có thể giảm từ 30 đến 40% số ca nhiễm mới hiện tại.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Kim Tark làm việc tại Trung tâm Y tế của Đại học Sonchunhyang ở thành phố Bucheon (tỉnh Gyeonggi), nhận định rằng việc dỡ bỏ giãn cách xã hội ở cấp độ hiện tại trong 10 ngày tới có thể sẽ đưa số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc tăng trở lại, đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng cần thận trọng hơn..
Tuy nhiên, để duy trì những biện pháp hạn chế này, Tiến sĩ Eom Joong-sik cho rằng chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn cho những người bị ảnh hưởng sinh kế vì bắt buộc người dân thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt mà không có đền bù thỏa đáng sẽ làm xói mòn sự tuân thủ các quy tắc của người dân trong dài hạn.
Tiến sĩ virus học Paik Soon-young của Đại học Công giáo Hàn Quốc lưu ý rằng Hàn Quốc hiện đang phải nỗ lực đối phó với biến thể của virus lây lan nhanh, số ca nhiễm mới tăng nhanh được xác định liên quan đến biến thể của virus SARS-CoV-2.
Số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc dự báo sẽ đạt đỉnh 2.000 ca vào giữa tháng 8 tới trước khi giảm xuống mức 600 ca/ngày.
Số liệu thống kê của KDCA cho thấy biến thể Delta hiện chiếm 1/4 tổng số ca mắc các biến thể ở Hàn Quốc. Tiến sĩ Paik Soon-young nhấn mạnh các số liệu công bố chính thức đã đánh giá thấp sự hiện diện của các biến thể ở Hàn Quốc bởi hằng tuần mới chỉ có khoảng 15% tổng số mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm các biến thể.
Phát biểu tại cuộc họp liên ngành ngày 16/7, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum đã đề cập khả năng thực thi các quy tắc giãn cách xã hội mạnh mẽ hơn ở các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước nhằm ngăn chặn sự lan rộng của làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Theo đó, chính quyền các địa phương có thể áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập cá nhân trên 4 người sau 18h nếu số ca nhiễm mới hằng ngày tiếp tục tăng.
Hiện các tỉnh, thành phố trên cả nước đang áp dụng giãn cách xã hội cấp độ 2 (cấm tụ tập trên 8 người) và số ca nhiễm mới ở các khu vực này đang có dấu hiệu tăng trở lại với mức tăng 29,4% so với mức 22,1% một tuần trước đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WHO cảnh báo nguy cơ lây lan các biến thể mới nguy hiểm
22:07' - 15/07/2021
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những biến thể mới gây lo ngại của virus SARS-CoV-2 có thể lây lan toàn cầu, gây khó khăn hơn cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia: 91,9% ca mắc COVID-19 tại thủ đô Jakarta chưa được phát hiện
13:42' - 15/07/2021
Một cuộc khảo sát huyết thanh do các nhà nghiên cứu tiến hành từ ngày 15-31/3 vừa qua, cho thấy 91,9% ca mắc COVID-19 tại thủ đô Jakarta chưa được phát hiện.
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca tử vong do COVID-19 tại Argentina vượt mốc 100.000 ca
12:10' - 15/07/2021
Ngày 14/7, Bộ Y tế Argentina thông báo nước này đã ghi nhận thêm 614 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi do COVID-19 lên 100.250 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.