Chuyên gia khuyến nghị cần chú trọng chăm sóc cơ thể giai đoạn hậu COVID-19
Đây là một ví dụ điển hình mà các chuyên gia Ấn Độ đưa ra nhằm khuyến cáo các bệnh nhân COVID-19 sau khi bình phục cần chú trọng chăm sóc cơ thể và hạn chế các hoạt động quá sức.
Thực tế, hơn 200 triệu chứng được báo cáo như thở gấp, đau ngực, ngứa ran, phát ban, cực kỳ mệt mỏi, rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn cơ tim và thần kinh… là những điều mà giới khoa học vẫn đi tìm lời giải về tình trạng hàng triệu người phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19” (Long COVID).
Thể trạng của mỗi người khác nhau, do đó, mức độ ảnh hưởng của những di chứng kéo dài đối với từng người khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả khi mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không nên chủ quan.
Tiến sĩ P S Shajahan, Giáo sư Y học phổi tại trường Cao đẳng Y tế chính phủ TD Alappuzha, và là Chủ tịch của Học viện Y học chăm sóc sức khỏe và phổi nêu rõ COVID-19 là một chứng viêm có thể ảnh hưởng đến các tế bào, mô và các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Ông cho biết xu hướng đông máu ở người mắc COVID-19 cũng cao. Ngay cả sau khi hồi phục, cơ thể sẽ tiếp tục ở trạng thái tương tự trong một thời gian và khi người bệnh sau bình phục gắng sức quá mức cũng sẽ tạo ra một điều kiện bất lợi cho cơ thể.
Tiến sĩ khẳng định nguy cơ cao hơn đối với những người mắc COVID-19 nặng và những người có bệnh nền, trong khi người mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ cũng có thể gặp nhiều rắc rối khi không được miễn dịch.
Mặc dù tác động của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 trong việc gây ra các bệnh khác đã được ghi nhận đầy đủ, nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của COVID kéo dài vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Tình trạng rối loạn nhịp tim đang là một trong những vấn đề được các bác sĩ lâm sàng chú ý.
Một báo cáo nghiên cứu xuất hiện trên JAMA Cardiology (một tạp chí được bình duyệt) đã phát hiện ra những bất thường trong tim của 78% bệnh nhân được hồi phục sau COVID-19.
Bác sĩ Aneesh C Ratheendran, chuyên gia tư vấn can thiệp về tim mạch thuộc Viện Y Rennai cho biết do tình trạng viêm và đông máu được ghi nhận ở những trường hợp mắc COVID-19, điều này đã ảnh hưởng đến tim dưới hình thức như nhịp tim bất thường, đau tim và viêm cơ tim.
Do đó, tập thể dục nặng trong thời gian ngay sau mắc COVID-19 sẽ làm trầm trọng thêm bất kỳ tổn thương tim tiềm ẩn nào.
Bác sĩ khuyến cáo người mắc COVID-19 sau khi bình phục luôn bắt đầu lại các bài tập thường xuyên sau 2 hoặc 4 tuần phục hồi và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp người bệnh gặp bất cứ các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực sau các bài tập hàng ngày./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Molnupiravir giúp giảm 65% nguy cơ nhập viện vì COVID-19
13:13' - 20/02/2022
Một nghiên cứu mới của Ấn Độ cho thấy thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng Merck có thể giúp giảm 65% nguy cơ nhập viện vì COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
COVID-19 có thể gây tổn thương não
08:53' - 18/02/2022
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Alzheimer Mỹ, não của người tử vong vì COVID-19 bị tổn thương ở mức độ tương tự như não của những bệnh nhân mắc Hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia lo ngại làn sóng dịch cúm sau COVID-19
08:59' - 15/02/2022
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 650.000 người chết do các bệnh đường hô hấp liên quan đến cúm mùa.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.