Chuyên gia kinh tế Mỹ: Fed cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
Theo bài viết đăng trên trang mạng Wall Street Journal của tác giả Mickey Levy - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Berenberg Capital Markets, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã tăng lãi suất lên trên mức lạm phát, nhưng chính sách tiền tệ chưa đủ chặt chẽ như mức cần thiết. Với chính sách tài khóa đang không rõ ràng, Fed phải kiên trì trong việc giảm lạm phát về mục tiêu dài hạn 2% và điều chỉnh hướng đi của mình để tạo ra một chính sách tiền tệ đáng tin cậy. Uỷ ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) cần tăng lãi suất lần nữa tại cuộc họp tuần này và củng cố mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp của mình.
Việc tăng lãi suất quyết liệt gần đây đã giúp nền kinh tế và thị trường tài chính vượt qua khó khăn. Tổng cầu đã tăng chậm lại, nhưng các doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ việc tồn kho thấp, giữ số dư tiền mặt lớn và có đủ số lượng lao động phù hợp. Tỷ lệ lao động có việc làm tăng và mức lương cao hơn đang thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn. Ngành bất động sản đã điều chỉnh đối với mức lãi suất cao hơn và bắt đầu phục hồi. Mặc dù các khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ đã ổn định, việc chi tiêu cho Đạo luật Đầu tư Hạ tầng và Việc làm đang làm tăng sản phẩm quốc nội và việc làm, trong khi đầu tư doanh nghiệp vào hạ tầng sản xuất đang tăng mạnh, được thúc đẩy bởi sự trợ cấp mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học.Sau một số vụ sụp đổ trong năm nay, các ngân hàng đang xiết chặt tiêu chuẩn tín dụng để đón đầu các quy định nghiêm ngặt hơn. Các ngân hàng đang tiến hành xiết chặt một cách khôn ngoan, tập trung vào bất động sản thương mại nhưng không phải là hầu hết các khoản vay mua nhà và tín dụng tiêu dùng, nơi chất lượng tín dụng cao. Các công ty tài chính không phải ngân hàng, với mức đòn bẩy thấp hơn so với ngân hàng, hiện đang cung cấp phần lớn tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân.Lạm phát có thể giảm trong ngắn hạn nhưng có thể vẫn duy trì ở mức cao hơn mục tiêu của Fed. Lạm phát hàng hóa giảm, nhưng lạm phát dịch vụ, chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu tiêu dùng, vẫn đứng ở mức khoảng 4,5%. Mức cầu tăng giúp cho các nhà sản xuất có điều kiện để tăng giá. Cuộc khảo sát Kỳ vọng tiêu dùng của Ngân hàng Fed chi nhánh New York cho thấy kỳ vọng về lạm phát của người tiêu dùng trong ba năm tới đã tăng lên 3%. Loại bỏ chi phí nhà ở khiến lạm phát trông đỡ căng thẳng hơn, nhưng không phản ánh chính xác tình hình trên thực tế. Điều này không giúp gì nhiều cho 36% hộ gia đình thuê nhà và phải chịu các chi phí tăng mạnh trong khi chủ nhà đã hưởng lợi từ giá trị bất động sản tăng cao do những chính sách quá mức của Fed.Fed cần xem xét nguồn gốc của những sai lầm lớn của mình, đặc biệt là việc dự báo lạm phát kém cỏi, tập trung vào lãi suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực tế, và những khuyết điểm nổi bật trong khuôn khổ chiến lược của mình. Kế hoạch chiến lược của Fed vào tháng 8/2020 đã đặt mục tiêu tối đa hóa việc làm, thiết lập một chương trình mục tiêu lạm phát trung bình linh hoạt ưu ái lạm phát cao hơn, và loại bỏ việc siết chặt tiền tệ phòng ngừa - điều mà từ trước đến nay đã rất quan trọng đối với nỗ lực của Fed để cố định kỳ vọng về lạm phát.Việc tái áp dụng siết chặt tiền tệ phòng ngừa, hoặc tăng lãi suất trước khi lạm phát tăng lên thay vì sau đó, là điều cần thiết. Chương trình mục tiêu lạm phát nên xoay quanh mức 2% và bao gồm các hướng dẫn theo các chỉ tiêu cụ thể. Nếu không, sẽ có quá nhiều không gian cho việc diễn giải theo ý riêng, và điều này tạo điều kiện cho những quyết định sai lầm và thiên vị.Mô hình kinh tế vĩ mô của Fed rõ ràng có những khuyết điểm. Mô hình này đã không thể nắm bắt được tác động gây lạm phát của các biện pháp kích thích tài chính lớn và mức cung tiền tệ cao quá mức. Giả định rằng Fed có thể điều chỉnh hiệu quả kỳ vọng về lạm phát thông qua hướng dẫn đã bị thực tế chứng minh là sai lầm. Việc khắc phục những khuyết điểm này sẽ đòi hỏi nghiên cứu sáng tạo đáng kể cùng với việc giảm nhấn mạnh rằng thị trường lao động và mức lương là nguồn gốc gây ra lạm phát.Fed cần cải thiện quản lý rủi ro và xem xét cách phản ứng khi dự báo tốt nhất của mình không chính xác. Cơ quan này nên chuẩn bị sẵn các phương án thay thế trong các dự báo cơ bản công bố hàng quý và nêu rõ phương án điều chỉnh lãi suất kèm theo. Điều này sẽ cải thiện quá trình thảo luận chính sách và làm rõ thông tin tới công chúng. Điều này nên được ưu tiên ngay lập tức. Hiện tại, việc phân tích các kịch bản như vậy sẽ cho thấy việc tăng lãi suất có rủi ro, nhưng không tăng lãi suất sẽ mang lại rủi ro cao hơn. Ngược lại, việc tạm dừng tăng lãi suất lúc này và duy trì chính sách tiền tệ hiện tại sẽ cho thấy sự hài lòng của Fed với kết quả đạt được thời gian qua và lạm phát duy trì ở mức cao./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia bình luận thế nào về quyết định của Fed?
16:48' - 12/06/2023
Các nhà bình luận của CNN (Mỹ) cho rằng diễn biến của thị trường trong thời gian tới vẫn rất tích cực, bất chấp thị trường đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Fed sẽ diễn ra ngày 13-14/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed tiếp tục bị chia rẽ về kế hoạch lãi suất
21:01' - 11/06/2023
Fed được cho là sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14/6 tới để các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian đánh giá tác động kinh tế.
-
Ngân hàng
Reuters: 90% chuyên gia dự báo Fed không tăng lãi suất trong tháng 6/2023
10:12' - 08/06/2023
Theo kết quả thăm dò ý kiến mới nhất của Reuters, hơn 90% các nhà kinh tế dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ lần đầu tiên không tăng lãi suất sau hơn một năm trong cuộc họp chính sách sắp tới
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.