Chuyên gia: Liên minh cầm quyền gần như giành đa số ghế ở Thượng viện Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 10/7, các cử tri Nhật Bản đã đi bỏ phiếu để chọn ra các gương mặt mới cho Thượng viện. Mục tiêu của Thủ tướng Kishida Fumio, người đang giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP), trong cuộc bầu cử này là giúp liên minh cầm quyền duy trì thế đa số ở Thượng viện.
Điều này đồng nghĩa với việc ngoài 70 ghế ở Thượng viện chưa tới thời điểm phải bầu lại, liên minh cầm quyền cần phải giành thêm 55 ghế trong cuộc bầu cử này. Giới phân tích cho rằng đây là mục tiêu khá khiêm tốn và liên minh cầm quyền có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu này.
Trao đổi với các phóng viên, ông Yu Uchiyama, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tokyo, cho biết chính quyền của Thủ tướng Kishida hiện có tỷ lệ ủng hộ tương đối cao. Trong khi đó, các đảng đối lập chỉ đạt được đồng thuận về việc giới thiệu các ứng cử viên duy nhất ở 11 khu vực bầu cử một ghế.
Ngay cả trong các cuộc bầu cử Thượng viện năm 2016 và 2019, các đảng đối lập đã nhất trí giới thiệu ứng cử viên duy nhất ở hầu hết trong tổng số 32 khu vực bầu cử một ghế, nhưng họ vẫn thất bại. Đảng đối lập lớn nhất hiện nay là đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ). Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đối với đảng này hiện khá thấp…
Trong bối cảnh đó, liên minh cầm quyền "gần như chắc chắn sẽ giành đa số ghế tại Thượng viện" sau cuộc bầu cử này. Thậm chí, có khả năng họ còn giành được hơn 50% trong số 125 ghế được bầu lại lần này. Về phía phe đối lập, CDPJ có thể sẽ hứng chịu thất bại và mất một số ghế ở Thượng viện, trong khi Đảng Duy tân Nhật Bản (JIP) có thể giành thêm một số ghế trong cuộc bầu cử này.
Với việc liên minh cầm quyền có thể dễ dàng duy trì thế đa số ở Thượng viện, vấn đề mà nhiều người quan tâm trong cuộc bầu cử lần này là liệu phe ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp có thể giành được thế đa số 2/3 (tức là ít nhất 166 ghế trong tổng số 248 ghế) ở Thượng viện sau cuộc bầu cử này hay không. Đây là điều kiện tiên quyết để
Thủ tướng Kishida khởi động tiến trình sửa đổi Hiến pháp ở Quốc hội sau khi phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp đã giành thế đa số 2/3 ở Hạ viện trong cuộc bầu cử năm ngoái.
Trong số 123 ghế ở Thượng viện chưa tới thời điểm bầu lại, có 84 ghế do các nghị sĩ thuộc phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp thuộc 4 đảng, gồm LDP, đảng Công minh, JIP và đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) cùng với nghị sĩ độc lập Seiko Hashimoto. Vì vậy, để có được thế đa số 2/3 ở Thượng viện, phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp cần giành được ít nhất 82 ghế trong cuộc bầu cử này.
Liên quan tới vấn đề trên, Giáo sư Uchiyama nêu rõ, sau cuộc bầu cử Hạ viện năm ngoái, phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp đã giành được thế đa số 2/3 ở cơ quan lập pháp này.
Nếu giành được 82 ghế trong cuộc bầu cử năm nay, khi kết hợp với 84 ghế ở Thượng viện chưa tới thời điểm bầu lại, phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục giành được thế đa số 2/3 ở Thượng viện.
Theo các phương tiện truyền thông và nhiều dự báo khác, nhiều khả năng phe ủng hộ sửa đổi Hiến pháp có thể giành được thế đa số này. Trong bối cảnh đó, Tổng Thư ký LDP Toshimitsu Motegi gần đây đã có phát biểu về việc xây dựng lịch trình cho việc sửa đổi Hiến pháp.
Về tương lai của chính quyền của Thủ tướng Kishida sau cuộc bầu cử Thượng viện, Giáo sư Uchiyama nhận định rằng nếu liên minh cầm quyền giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, nhiều khả năng Thủ tướng Kishida sẽ tái đắc cử chức Chủ tịch LDP vào năm tới. Điều đó đồng nghĩa sẽ có một chính quyền tương đối ổn định ở Nhật Bản trong vòng 3 năm tới.
Cũng theo Giáo sư Uchiyama, trong thời gian tới, có vẻ như chính quyền của Thủ tướng Kishida sẽ trở nên ổn định và vì vậy, sẽ có tỷ lệ ủng hộ tương đối cao. Trong lịch sử, đây là chính quyền thứ 3 duy trì được tỷ lệ ủng hộ tương đối cao sau khi nhậm chức sau các chính quyền của các thủ tướng Koizumi Junichiro và Abe Shinzo.
Nếu theo tiền lệ đó, nhiều khả năng chính quyền của Thủ tướng Kishida sẽ tồn tại trong thời gian dài.
Nhận định về phe đối lập, Giáo sư Uchiyama cho rằng nếu không có tiến bộ trong hợp tác giữa các đảng đối lập, họ không thể thay thế chính quyền hiện nay. Đó là bởi chừng nào còn có quá nhiều đảng đối lập vốn đang chia rẽ và bất đồng quan điểm thì họ không thể đánh bại được LDP.
Vì vậy, để thay thế chính quyền hiện nay đòi hỏi phải có một đảng hoặc các đảng đối lập mạnh. Theo Giáo sư Uchiyama, trong số các đảng đối lập hiện nay, JIP đang tăng cường ảnh hưởng của mình, trong khi DPFP đang có xu hướng xích lại gần liên minh cầm quyền.
Điều đó đồng nghĩa với việc sự hợp tác giữa các đảng đối lập đang suy yếu. Ông dự báo rằng thế áp đảo của LDP vẫn sẽ được duy trì trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Thượng viện Nhật Bản năm 2022: Những con số quyết định
10:23' - 10/07/2022
Trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này, các con số 55, 70, 32 và 82 sẽ là những con số quyết định với sự thành công hay thất bại của liên minh cầm quyền trong cuộc bầu cử này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Bầu cử Thượng viện trong điều kiện thắt chặt an ninh
07:33' - 10/07/2022
Sáng 10/7, các cử tri Nhật Bản bắt đầu bỏ phiếu bầu cử Thượng viện trong bối cảnh các biện pháp an ninh đã được tăng cường sau vụ tấn công khiến cựu Thủ tướng Abe Shinzo thiệt mạng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25'
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.