Chuyên gia Nga đánh giá Việt Nam chủ động tìm giải pháp cho các vấn đề khu vực
Giáo sư, Tiến sĩ sử học trường Đại học Tổng hợp Saint Petersburg Vladimir Kolotov nhận định Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tìm giải pháp cho các vấn đề cơ bản mà khu vực đang đối mặt.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Moskva ngày 3/7, giáo sư Kolotov đánh giá: “Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 vừa qua, Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động trong ASEAN để tìm giải pháp giải quyết các vấn đề cơ bản mà các nước Đông Nam Á đang gặp phải hiện nay”.
Theo Giáo sư Kolotov, trong hơn 50 năm qua, đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt kết quả tốt trong việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ông nói: “Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cuộc trao đổi ý kiến giữa các thành viên ASEAN và đưa ra chiến lược định hướng tầm nhìn phát triển hiệp hội trong 5 năm tới, đến năm 2025”.
Theo ông, dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong các lĩnh vực, như trao đổi kinh nghiệm chống đại dịch COVID-19, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao vai trò của phụ nữ trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, bảo đảm bình đẳng giới, nâng cao vai trò của thanh niên, soạn thảo chiến lược phát triển ASEAN trong tương lai.
Ông đánh giá một trong những kết quả nổi bật nhất của hội nghị là "đề xuất chiến lược ASEAN đến năm 2025, qua đó, Việt Nam đã n hấn mạnh tinh thần đoàn kết là yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao vai trò của tổ chức này trong tương lai, mà còn là nền tảng đảm bảo phát triển ASEAN một cách bền vừng, đồng lòng, vững mạnh cả bên trong và bên ngoài ASEAN”.
Theo chuyên gia Nga, vấn đề quan trọng nhất là duy trì an ninh khu vực để bảo đảm phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Kolotov cho rằng việc vấn đề Biển Đông được nêu trong Tuyên bố chính thức của các lãnh đạo ASEAN đã cho thấy vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020.
Ông khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia có uy tín trên chính trường quốc tế vì Việt Nam luôn hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và hành xử có trách nhiệm.
Lập trường của Việt Nam luôn nhấn mạnh vấn đề Biển Đông chỉ có thể được giải quyết theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) để đảm bảo ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàng không.
Đó là những điều kiện cần thiết nhằm tạo nền tảng thuận lợi để phát triển ASEAN trong tình hình biến động khó lường hiện nay trên thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Mỹ hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36
15:53' - 29/06/2020
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington hoan nghênh tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ASEAN chủ động và đầy trách nhiệm
18:35' - 27/06/2020
Đánh giá về vai trò của Việt Nam, lãnh đạo nhiều nước cũng như dư luận quốc tế đều cùng chung nhận định Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN trong 6 tháng vừa qua.
-
Ý kiến và Bình luận
EU đánh giá cao các kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN 36
16:56' - 27/06/2020
Bất chấp bối cảnh khó khăn, Hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên do Việt Nam tổ chức với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020 đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.