Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Năm 2023, GDP đạt 5% không phải là dễ
“GDP năm nay đạt 5% hay 5,5% đều là thành công đáng tự hào bởi lẽ nếu năm 2023, kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5% cũng đã gấp 2,1 lần, nếu đạt khoảng 5,5% thì sẽ gấp 2,3 lần mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cùng với lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu, giữ vững ổn định vĩ mô…”, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
, TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết.
Để hiểu rõ hơn bức tranh thực tế của kinh tế trong nước và thế giới và các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Kinh tế nước ta năm 2023 đã đi qua 3/4 chặng đường, ông có nhận xét gì về bức tranh kinh tế của 3 quý đầu năm nay?
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 có nhiều gam màu sáng, tối đan xen trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu trầm lắng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước. Tỷ lệ và quy mô giải ngân vốn đầu tư công đạt cao nhất trong các năm qua, đóng vai trò là động lực chính, gánh vác và bù đắp tăng trưởng cho các động lực khác của nền kinh tế. Nhiều công trình, dự án trọng điểm, liên vùng, có tác động lan toả, nâng cao năng lực sản xuất đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Trong bối cảnh đầu tư và thương mại quốc tế giảm sút. Vốn FDI thực hiện 9 tháng đạt mức cao nhất của 9 tháng trong 5 năm 2018-2023. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đã đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin vào triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và vị thế kinh tế nước ta.
Cùng với đó, kết quả thu ngân sách 9 tháng là điểm sáng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong tình cảnh đầy khắc nghiệt. Kết quả thu ngân sách đảm bảo cân đối thu-chi, giữ vững ổn định ngân sách nhà nước; tạo dựng nền tảng và cơ sở để phát huy tối đa vai trò quan trọng của chính sách tài khoá nghịch chu kỳ nhằm kích cầu tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô… Lạm phát được kiểm soát, giữ vững ổn định vĩ mô.
Có được kết quả trên là do Chính phủ am hiểu tình hình, ban hành kịp thời các giải pháp mang tầm chiến lược; đồng thời, xử lý các vấn đề trước mắt, mới phát sinh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, phát triển.
Với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt, đặc thù, phù hợp với diễn biến và thực tiễn tình hình kinh tế trong nước, khu vực và thế giới là yếu tố quan trọng giữ ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Nền kinh tế đã vượt cơn gió ngược, vững bước tiến về phía trước.
Bên cạnh những điểm sáng, bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2023 còn những gam màu tối, nền kinh tế phục hồi chậm và mong manh; tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường rất cao; cải cách thể chế và môi trường kinh doanh chưa như kỳ vọng của doanh nghiệp.
Phóng viên: Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, khả năng kinh tế nước ta đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% gần như khó khả thi. Ông đánh giá thế nào về việc cần thiết phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng?
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, khả năng kinh tế nước ta đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% gần như khó khả thi. Tuy vậy, theo tôi, chúng ta không nên đặt ra vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng vì tăng trưởng cao đồng nghĩa với giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập của người lao động, nâng cao năng lực của nền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển đất nước. Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp, tận dụng hiệu quả mọi cơ hội, hạn chế tối đa những khó khăn, bất cập, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng sẽ tạo tâm lý chủ quan, giảm tính chủ động và sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, giảm nỗ lực thực hiện các chính sách, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, tạo tâm lý và dư luận xã hội không tốt. Nếu điều chỉnh để cuối năm đạt mục tiêu tăng trưởng sẽ nuôi dưỡng “bệnh thành tích”, tạo tiền lệ xấu trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và tạo tâm lý trông chờ, ỉ lại của các cấp, các ngành.
Trên cơ sở kết quả tăng trưởng kinh tế 9 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng là cần thiết, phản ánh sự linh hoạt và nhanh nhậy trong thực tế nhìn nhận tình hình để chỉ đạo điều hành, nhưng không có nghĩa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng. Tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điệp rõ ràng trong chỉ đạo điều hành nhằm phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng khi biết không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì chúng ta cần điều chỉnh mục tiêu để tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tới GDP, xin ông cho biết quan điểm của ông về vấn đề này?
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Đối với quản lý kinh tế, đặc biệt quản lý kinh tế vĩ mô luôn đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra các kịch bản khác nhau và tính toán các chỉ tiêu có liên quan cho từng kịch bản.
Khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm 2023, các bộ, ngành cần chủ động tính toán các chỉ tiêu liên quan tới GDP theo từng kịch bản để chủ động đưa ra giải pháp phù hợp trong điều hành nền kinh tế và xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2024, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.
Vì vậy, công tác đánh giá, dự báo tình hình kinh tế - xã hội, địa chính trị thế giới và trong nước có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp điều hành đất nước.
Hiện nay, kinh tế thế giới đang trầm lắng, với triển vọng tiêu cực. Theo Báo cáo mới công bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển dự báo kinh tế thế giới tăng 2,4% trong năm 2023, giảm so với mức 3% của năm ngoái và ít có dấu hiệu hồi phục trong năm 2024.
Kinh tế thế giới đang ở ngã ba đường với nhiều thách thức, bất bình đẳng gia tăng, thị trường bị thu hẹp. Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại và thiếu phối hợp chính sách làm gia tăng quan ngại về con đường tiến về phía trước của kinh tế thế giới.
Trong khi kinh tế nước ta phụ thuộc khá nhiều vào tổng cầu thế giới. Thực tế 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta giảm 8,2%; tổng cầu trong nước dần hồi phục với tốc độ chậm (tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế quý I/2023 tăng 3,01%; 9 tháng năm 2023 tăng 3,03%). Tổng kim ngạch nhập khẩu có đến 93,7% là tư liệu sản xuất, trong 9 tháng giảm 13,9%, phản ánh hoạt động sản xuất suy giảm do tổng cầu thế giới và trong nước chưa phục hồi. Đây cũng là các nguyên nhân dẫn tới GDP 9 tháng năm 2023 chỉ tăng 4,24%.
Nhìn vào bên cung của nền kinh tế nước ta với ngành công nghiệp chế biến chế tạo bấy lâu nay là động lực tăng trưởng chính có sự phục hồi nhưng rất mong manh. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến chế tạo 9 tháng chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; Tỷ lệ tồn kho bình quân toàn ngành 9 tháng ở mức 85,3% cao hơn 8,9% so với 9 tháng năm 2022. Điều này thể hiện thị trường đầu ra trong nước hấp thụ kém hàng hoá sản xuất ra của nền kinh tế.
Trong 3 tháng cuối năm 2023, xuất khẩu chưa có nhiều điểm sáng để cả năm có tổng kim ngạch xuất khẩu bằng tổng kim ngạch xuất khẩu của năm trước; tiêu dùng cuối cùng trong nước chưa có tín hiệu tích cực.
Vì vậy, GDP năm nay đạt 5% hay 5,5% đều là thành công đáng tự hào bởi lẽ nếu năm 2023, kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 5% cũng đã gấp 2,1 lần, nếu đạt khoảng 5,5% thì sẽ gấp 2,3 lần mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cùng với lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu, giữ vững ổn định vĩ mô. Với thực tế tình hình kinh tế trong nước và thế giới, để đạt được tăng trưởng 5% của cả năm 2023 không phải là dễ.
Phóng viên: Để đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất phù hợp với thực tế tình hình kinh tế, theo ông trong 3 tháng còn lại của năm, cần tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nào?
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Thời gian của năm 2023 không còn nhiều, thiết nghĩ Chính phủ cần khẩn trương thực hiện hiệu quả giải pháp kích cầu, tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào sự phục hồi nhanh và tiềm năng của nền kinh tế.
Về giải pháp kích cầu tiêu dùng, Chính phủ cần thực hiện kích cầu tiêu dùng bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong tiêu dùng để tăng sức mua; tăng cường các đợt khuyến mại và giảm giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng; giảm lãi suất, giảm thuế thu nhập cá nhân và tăng cho vay tiêu dùng; đồng thời, giãn, khoanh nợ và tăng hỗ trợ an sinh xã hội; đơn giản hóa các thủ tục trợ cấp cho người nghèo.
Giảm giá hàng tiêu dùng có tác động rất lớn tới tâm lý chi tiêu, thúc đẩy tiêu dùng cuối cùng, tăng tổng cầu tiêu dùng của nền kinh tế, đồng thời phát huy hiệu quả của chính sách giảm 2% thuế VAT. Vì vậy, Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp cần khẩn trương thực hiện giải pháp này.
Khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng có chỉ số giá sản xuất dịch vụ 9 tháng tăng 7,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số dịch vụ vận tải tăng 19,34%, đặc biệt chỉ số giá dịch vụ vận tải đường hàng không tăng tới 99,79% so với cùng kỳ năm trước, khiến cho một bộ phận khách du lịch trong nước chuyển từ du lịch nội địa sang du lịch quốc tế với giá vé máy bay rẻ hơn, làm gia tăng nhập khẩu dịch vụ và giảm tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, chỉ số dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 5,97%. Vì vậy, các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh dịch vụ cần cơ cấu lại chi phí để giảm giá các loại dịch vụ; đồng thời, cần giữ chữ tín, không lợi dụng tăng giá vào mùa cao điểm.
Cùng với đó là giải pháp kích cầu đầu tư, theo đó, Chính phủ cần thực hiện giải pháp kích cầu đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, kho cảng, hạ tầng các khu công nghiệp; đồng thời, ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế; các dự án có triển vọng thị trường.
Với ưu điểm về tính chủ động trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ cần có giải pháp phát huy vai trò, gắn trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công.
Đối với giải pháp kích cầu xuất khẩu, Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm vực lại ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu; đảm bảo giữ được những bạn hàng lớn, đồng thời tăng cơ hội tiếp thị các sản phẩm mới; đưa sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đến với toàn cầu.
Cùng với các giải pháp kích cầu, Chính phủ cần khẩn trương thực thi hiệu quả giải pháp tháo gỡ khó khăn bên cung của nền kinh tế; đồng thời, thực thi chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục đứt gãy nguồn cung, đa dạng hóa đối tác, nhà cung cấp nguyên, nhiên, phụ liệu, linh kiện đầu vào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống…
Thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp kích cầu, quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch; với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất, con thuyền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ vượt qua các cơn gió ngược, cập bến trong sự ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế.
Phóng viên: Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
-
Công nghệ
Kinh tế số đóng góp hơn 17% GDP của Singapore
09:28' - 07/10/2023
Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia Singapore ngày 6/10 công bố, nền kinh tế số của Singapore đã đóng góp 106 tỷ SGD, tương đương 17,3% GDP năm 2022 và tạo ra hơn 200.000 việc làm ở mảng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Việt Nam đã đạt kết quả tăng trưởng GDP khá cao
17:40' - 05/10/2023
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 9 tháng đạt 4,24%, trong đó quý III đạt 5,33% là con số rất tích cực so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
9 tháng, GDP tăng 4,24%
11:17' - 29/09/2023
GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước - chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 do nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm 20% GDP
14:12' - 26/09/2023
Tính riêng trong năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,871 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018).
-
Tài chính
Italy lên kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 4% GDP vào năm 2024
08:00' - 18/09/2023
Chính phủ Italy đang có kế hoạch giảm mức thâm hụt ngân sách xuống dưới 4% GDP vào năm 2024, mặc dù chưa thống nhất về mục tiêu cuối cùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.