Chuyên gia nhận định 2 yếu tố giúp Việt Nam khôi phục tăng trưởng kinh tế
Mặc dù đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhưng vào năm tới, quốc gia Đông Nam Á này có thể sớm khôi phục mức tăng trưởng như trước thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh.
Trên đây là nhận định của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey&Company trong báo cáo đăng tải trên trang Consultancy.asia ngày 14/7.
Theo McKinsey&Company, có hai yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam có thể từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch gây ra.
Yếu tố đầu tiên là Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh với không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trong 2 tháng qua. Việt Nam là quốc gia đầu tiên mở cửa trở lại nền kinh tế sau 3 tuần đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Yếu tố thứ hai liên quan tới thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Chi tiêu của tầng lớp trung lưu gia tăng dẫn đến sự bùng nổ trên thị trường tiêu dùng quốc gia. Hiện chi tiêu trong nước chiếm gần 70% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.
Mặc dù trong tháng 4, hơn một nửa người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu, song sự cắt giảm chi tiêu này thuộc về phần chi phí tùy ý, vốn chỉ chiếm hơn 25% GDP. Trong khi đó, chi tiêu cho nhu yếu phẩm vốn đóng góp hơn 40% GDP Việt Nam vẫn giữ vững trong suốt đợt khủng hoảng COVID-19 và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong thời gian tới.
Báo cáo của McKinsey&Company nhấn mạnh hai yếu tố trên đã giúp Việt Nam có thể từng bước vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng dịch COVID-19 vẫn tiếp tục tác động tới kinh tế trong nước như chuỗi cung ứng trên toàn cầu mất cân bằng, xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do Trung Quốc cũng như các thị trường chủ chốt khác đều đóng cửa, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giảm 21% trong 3 tháng đầu năm 2020...
Theo McKinsey&Company, Việt Nam có thể hoàn toàn khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ khi thương mại quốc tế tăng tốc. Tuy nhiên, công ty cũng chỉ ra nhiều yếu tố đã giúp ổn định nền kinh tế Việt Nam trong suốt cuộc khủng hoảng lần này.
Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam đạt gần 4%, mức tăng thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây. Nhưng so với nhiều nền kinh tế khác, đây vẫn là mức tăng trưởng đầy hứa hẹn. Hơn nữa, khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa, thị trường Việt Nam sẽ có vị thế tốt hơn trước.
McKinsey&Company nhấn mạnh các dự báo cho thấy hầu hết các nền kinh tế trên thế giới sẽ dần hoạt động trở lại vào cuối năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh sẽ diễn ra chủ yếu vào giữa năm 2021.
Theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển và đẩy mạnh kinh tế trong giai đoạn này với điều kiện đại dịch COVID-19 không bùng phát trở lại. Trên thực tế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều dự đoán rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 7% vào năm 2021./.
>>>Hiến kế cho mục tiêu tăng trưởng
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục bất chấp dịch COVID-19
10:31' - 29/06/2020
Báo Bloomberg của Mỹ số ra ngày 29/6 có bài viết nhận định nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ngoài dự báo, bất chấp các tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Cần có thời gian để xem xét đưa ra luật mới sau sự sụp đổ của các ngân hàng
15:47'
Theo ông Patrick McHenry, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ, vẫn còn quá sớm để biết có cần một luật mới sau vụ sụp đổ của ngân hàng Signature Bank và Silicon Valley Bank (SVB).
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu sau khi Fed tăng lãi suất
10:26'
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Choo Kyung-ho đã cảnh báo về nguy cơ bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng ngành ngân hàng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư
06:50'
Sự sụp đổ các ngân hàng tầm trung của Mỹ là SVB và Signature Bank, sau đó là ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về các cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB cảnh báo căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng Eurozone
20:35' - 22/03/2023
Những rối loạn tài chính gần đây có thể làm tăng thêm “các nguy cơ xấu” trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Bill Gates dự báo tương lai AI
20:16' - 22/03/2023
Tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, đã công bố một văn bản dài 7 trang với tiêu đề “Thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đã bắt đầu”.
-
Ý kiến và Bình luận
SNB dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm
08:36' - 22/03/2023
Giới chuyên gia nhận định Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB, ngân hàng trung ương) sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, tương tự với động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tuần trước.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy dễ bị tổn thương do tình trạng biến đổi khí hậu
08:17' - 22/03/2023
Italy là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trong khủng hoảng khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
50 năm quan hệ Việt Nam - Bỉ: Cầu nối của mối quan hệ hợp tác bền chặt
08:03' - 22/03/2023
Quan hệ Việt Nam và Bỉ trải qua 50 năm phát triển đã chuyển từ hợp tác nhân đạo thuần túy mở rộng thành quan hệ đối tác kinh tế và ngày càng hiệu quả.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc Holzmann: ECB không nhất thiết phải nâng lãi suất thêm ba lần nữa
12:03' - 21/03/2023
Ông Robert Holzmann, thành viên Hội đồng thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngày 20/3 đã có quan điểm mềm mỏng hơn về lộ trình nâng lãi suất của ECB trong bối cảnh bất ổn tài chính.