Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực
"Việt Nam cần xác định phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các ngành mà Việt Nam ưu tiên phát triển, đây là việc làm cần thiết. Không có quốc gia nào phát triển bền vững mà không có phát triển nguồn nhân lực".
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh hội thảo hợp tác đào tạo nhân lựctrong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) tổ chức sáng 29/9.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Toma Massaski, Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, để Việt Nam trở thành nước công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề đặc biệt cần quan tâm.
Khi đào tạo nguồn nhân lực, Chính phủ Việt Nam cũng như các Bộ, ngành cần chú trọng đến số lượng và chất lượng, cũng như xác định được đâu là lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao, công nghệ cao; bao gồm cả đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng.
Ảnh minh họa: Nguồn: TTXVN
Nguồn nhân lực qua đào tạo có chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo so với yêu cầu của doanh nghiệp còn hạn chế.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2015, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 lên hơn 100.000 người.Theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp là 7,2% và cao đẳng nghề gần 6,9%; nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%; tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, TS. Nguyễn Văn Thành, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các quy định để khuyến khích hoặc bắt buộc các trường phải hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời, bắt buộc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề thông qua chính sách thuế, chính sách sử dụng đất đai… và quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia, hỗ trỡ của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
Chia sẻ kinh nghiệm, TS. Yoichi Sakurada, Viện Nghiên cứu Mitsubishi, Nhật Bản cho rằng, chức năng điều phối liên kết giữa doanh nghiệp – trường học- nhà nước là điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua cải cách thể chế và dự án mô hình. Với nguồn lực hạn chế, Chính phủ Việt Nam cần phải làm thế nào để phát huy tối đa nguồn lực có hạn này. Bên cạnh đó, cần tìm ra lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để phát huy phù hợp đáp ứng nhu cầu giữa người lao động và doanh nghiệp…, ông Toma Massaski nhấn mạnh.Thúy Hiền
- Từ khóa :
- CIEM
- Nhật Bản
- thúc đẩy
- hợp tác
- nguồn nhân lực
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Azerbaijan trao đổi và thống nhất 17 lĩnh vực hợp tác tiềm năng
16:47'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov chủ trì Khóa họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - Azerbaijan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật .
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội đầu tư “xanh hóa” ngành điện và năng lượng sạch
15:50'
Sự phát triển của Việt Nam yêu cầu ngành điện và các tổ chức liên quan phải đáp ứng đồng bộ và đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành lẫn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. HCM tìm lời giải cho tăng trưởng công nghiệp
15:05'
Ngày 17/7, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế (BCEC), Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Động lực phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Từ tiềm năng đến hành động”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nhiệm vụ ngành xây dựng và giao thông trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
13:12'
Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Bộ Xây dựng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.