Chuyên gia quốc tế: Kinh tế Việt Nam duy trì được động lực tăng trưởng tích cực
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, chuyên trang phân tích chính trị của Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) mới đây đăng bài của tác giả Valeria Vershinina, chuyên gia Việt Nam học đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), Bộ Ngoại giao Nga, đánh giá cao vai trò và tiềm năng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga.
Bài viết khẳng định Việt Nam được giới học giả quốc tế đánh giá là “cường quốc tầm trung” và cần phải lắng nghe ý kiến của “con hổ châu Á” này trong các vấn đề quốc tế. Chuyên gia Vershinina đánh giá cao tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam bất chấp những sóng gió của kinh tế thế giới.
Theo tác giả, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia vẫn duy trì được hoạt động kinh tế đối ngoại và động lực tăng trưởng tích cực kể cả trong điều kiện đại dịch toàn cầu và áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Theo nhiều dự báo, năm 2022, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể dao động từ 5,5% đến 6,7%, qua đó cho thấy sự ổn định của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Với một nền kinh tế mở, Việt Nam chủ động xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới (đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo), thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 2021, tổng FDI lên tới 31,15 tỷ USD) và hiện đã tham gia 17 hiệp định thương mại.
Về chính sách đối ngoại, chuyên gia Vershinina nhấn mạnh những thành tựu đáng kể của Việt Nam thời gian gần đây như đăng cai tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (năm 2020).
Đáng chú ý, bất chấp khó khăn do đại dịch, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch ASEAN, mở rộng đáng kể chương trình nghị sự của hiệp hội này và hoàn tất đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Tại diễn đàn Liên hợp quốc, Việt Nam đã khởi động một loạt hoạt động với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 4/2021.
Về quan hệ song phương, tác giả bài viết khẳng định quan hệ Nga-Việt có lịch sử phát triển phong phú và lâu đời, vị thế “đối tác chiến lược toàn diện” phần lớn phản ánh bản chất nhiều mặt của hợp tác song phương và mức độ tin cậy cao giữa hai nhà nước./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
10:00' - 30/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 30/6, tờ Liên hợp buổi sáng, chi nhánh tại Hong Kong, đã có bài viết đánh giá về mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong quý II/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam trên quỹ đạo phục hồi
07:02' - 30/06/2022
Giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng 6,42%.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.