Chuyên gia Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam lên tầm cao mới
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại thành phố Đại Liên (Diễn đàn WEF Đại Liên), tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24-27/6, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc trao đổi với nhà báo Ngụy Vi (Weiwei), chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban tiếng Việt - Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc về chuyến thăm này.
Đánh giá về chương trình nghị sự của Diễn đàn WEF Đại Liên năm nay, nhà báo Ngụy Vi cho biết diễn đàn diễn ra từ ngày 25-27/6 có sự tham dự của hơn 1.600 đại biểu các giới chính trị, doanh nhân, học giả, truyền thông đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ tham dự và phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có bài phát biểu đặc biệt tại diễn đàn.
Ông Ngụy Vi nhấn mạnh quy mô diễn đàn do WEF và Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức lần này chỉ đứng sau Diễn đàn Davos tại Thụy Sĩ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính từng thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 6/2023, và đã tham dự Diễn đàn WEF lần thứ 14 diễn ra tại Thiên Tân, thảo luận các thách thức làm cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Việt Nam, như kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân khó khăn, vấn đề hậu COVID-19, chiến lược cạnh tranh địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cũng như xung đột đe dọa an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu.
Theo ông Ngụy Vi, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính trở lại diễn đàn WEF vừa thể hiện sự đánh giá cao của thế giới về vị thế và vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế và sự đổi mới, mở cửa của Việt Nam, cũng như thể hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong việc tích cực tham gia phát triển kinh tế toàn cầu và quản trị toàn cầu.
Về quan hệ giữa hai nước, nhà báo Ngụy Vi đánh giá Trung Quốc và Việt Nam có tình hữu nghị truyền thống sâu đậm, có lợi ích dung hòa, cùng chia sẻ tương lai. Trung Quốc liên tục nhiều năm là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác hợp tác lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Những năm qua, nhà lãnh đạo hai nước có nhiều chuyến thăm lẫn nhau, giao lưu mật thiết trên nhiều lĩnh vực. Dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hai đảng, hai nước duy trì đà phát triển tốt đẹp.
Năm 2025 là năm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Việt Nam, ông Ngụy Vi cho rằng, trong tình hình thế giới phức tạp và biến động, hai nước cần phải chú trọng giữ gìn phát triển tốt quan hệ hai nước, cùng thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, chung tay xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai gắn bó hơn, trên khởi điểm mới, thúc đẩy quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho hòa bình và phát triển của thế giới.Cũng theo nhà báo Ngụy Vi, Trung Quốc và Việt Nam cần đi sâu khai thác hiệu quả tiềm năng vận tải đường sắt, đẩy nhanh kết nối đường sắt tiêu chuẩn biên giới, thúc đẩy nâng cấp mở cửa và kết nối hạ tầng cửa khẩu; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực thương mại hàng nông sản, đầu tư, năng lượng...; mở thêm đường bay thẳng, tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, giáo dục, thanh niên...; Chính phủ hai nước còn cần phải tiếp tục tạo môi trường kinh doanh tốt đẹp cho doanh nghiệp hai nước đầu tư khởi nghiệp. Ngoài ra, hai nước cũng cần phải kiên trì giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên biển, đẩy nhanh tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tránh thực hiện các hành động làm phức tạp tình hình…
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tham dự Hội nghị WEF Đại Liên năm 2024: Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về Việt Nam năng động, đổi mới
10:59' - 23/06/2024
Trước chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên năm 2024, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội giao thoa, hội nhập cho kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới
09:00' - 23/06/2024
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai về ý nghĩa chuyến công tác và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09'
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.