Chuyến thăm của Thủ tướng Lào giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sẽ thăm chính thức Việt Nam, đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Lào trong các ngày 6-7/1 tới.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đã phỏng vấn Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt Nam, Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào, ông Boviengkham Vongdara, về tầm quan trọng và ý nghĩa của chuyến thăm; về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ, cũng như việc hai nước cần làm gì để duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
*Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trong những ngày tới, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng. Với tư cách là Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá thế nào về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm đối với quan hệ của hai nước?
*Bộ trưởng Boviengkham Vongdara: Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Sonexay Siphandone sẽ thăm chính thức nước CHXHCN Việt Nam trên cương vị Thủ tướng nước CHDCND Lào trong các ngày 6-7/1 tới. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của đồng chí Sonexay Siphandone trên cương vị Thủ tướng Lào và ông đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên để thăm chính thức. Còn nhớ đầu năm 2023, khi đồng chí Sonexay mới nhậm chức Thủ tướng Lào, ông cũng đã đón tiếp đồng chí Phạm Minh Chính, người cũng có chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Lào sau khi đất nước có Thủ tướng mới. Đó là những bằng chứng rõ nét cho thấy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện ngày càng sâu sắc giữa hai nước Lào và Việt Nam anh em luôn gắn bó keo sơn và luôn dành ưu tiên cao nhất cho nhau.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, bên cạnh các cuộc hội kiến với nhà các lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, Thủ tướng Sonexay cũng sẽ cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào; Tham dự hội nghị Hợp tác Đầu tư Lào – Việt Nam..., điều này không chỉ góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước mà còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác kinh tế giữa hai nước, giúp cho quan hệ song phương ngày càng sâu sắc và thực chất, tương xứng với sự hợp tác trong lĩnh vực chính trị và an ninh – quốc phòng giữa hai bên. Với tư cách Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt Nam, tôi đánh giá cao chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Sonexay Siphandone.
*Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, trong thời gian qua, bên cạnh việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế, văn hóa – giáo dục... Việt Nam và Lào cũng chú trọng tới hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, là Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào, ông đánh giá thế nào về sự hỗ trợ của Việt Nam dành cho Lào trong lĩnh vực này và ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước Lào trong tương lai? *Bộ trưởng Boviengkham Vongdara: Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, do đó việc ứng dụng công nghệ mới vào đời sống có ý nghĩa hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, vốn là lĩnh vực quan trọng ít có sự chia sẻ, nhưng các đồng chí Việt Nam đã giúp đỡ Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào hết sức chân thành.Không những vậy, Việt Nam còn chọn Lào là quốc gia đầu tiên để ký Thỏa thuận Đối tác hợp tác kỹ thuật số. Sau khi hai nước ký thỏa thuận, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã giúp chúng tôi phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như xây dựng Trung tâm An ninh mạng và giúp xây dựng các nền tảng khác trong lĩnh vực giáo dục... đặc biệt là nền tảng giáo dục từ xa để đưa kiến thức giáo dục qua đường internet đến với nhân dân ở các khu vực vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn của Lào...
Các dự án mà tôi đã đề cập ở trên không chỉ thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, chân thành và gắn bó keo sơn trong quan hệ giữa hai nước nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng, mà còn góp phần giúp Lào thực hiện thành công việc phát triển lĩnh vực truyền thông và chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước trong tương lai.
*Phóng viên: Là Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào – Việt, theo Bộ trưởng, Việt Nam và Lào cần làm những gì để tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước, để mối quan hệ này bền vững và trường tồn?*Bộ trưởng Boviengkham Vongdara: Thay mặt Hội Hữu nghị Lào – Việt, tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà hai nước cần làm trong tương lai đó là tiếp tục giáo dục tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ, để họ có thể hiểu rõ về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào, từ đó tiếp tục gìn giữ và vun đắp cho mối quan hệ, vốn đã trở thành di sản của hai dân tộc, ngày càng đơm hoa kết trái.
Bên cạnh việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống quan hệ của hai nước, hai bên cũng cần cùng nhau phát triển kinh tế. Hiện tại quan hệ chính trị và an ninh – quốc phòng của hai nước đang hết sức tốt đẹp, tuy nhiên hợp tác trong phát triển kinh tế lại chưa tương xứng với hợp tác chính trị và an ninh – quốc phòng. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền cho các doanh nghiệp, các doanh nhân hiểu để cùng giúp đỡ nhau đầu tư, phát triển kinh tế, để đưa hợp tác kinh tế trở thành một trong những trụ cột vững chắc cùng với các trụ cột chính trị, an ninh - quốc phòng. Đây là điều mà Hội Hữu nghị Lào – Việt và Hội Hữu nghị Việt – Lào đã thảo luận và trong năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo để khuyến khích doanh nghiệp Lào đầu tư vào Việt Nam và ngược lại.
Ngoài tăng cường hợp tác kinh tế, một trong những lĩnh vực quan trọng khác mà Việt Nam và Lào cần hợp tác là lĩnh vực văn hóa – xã hội, đào tạo nguồn nhân lực và y tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, do đó nếu Việt Nam và Lào hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, tăng số lượng sinh viên Lào đi học tại Việt Nam, sẽ giúp cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai luôn bền chặt, theo hướng ngày càng hiệu quả và trường tồn với thời gian.
*Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vững chắc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
07:59' - 09/04/2023
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Lào từ ngày 10-11/4/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực năng lượng, mỏ và khoáng sản
16:38' - 23/02/2023
Ngày 23/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào- Phoxay Sayasone.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả bền vững
10:35' - 11/01/2023
Bất chấp dịch COVID-19 và những tác động khách quan khác, với kim ngạch thương mại năm 2022 đạt 1,63 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2021 được coi là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Lào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15'
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42'
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.