Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Lý Hiển Long, tái khẳng định lợi ích chung
Theo trang mạng ChannelnewsAsia, sau cuộc gặp vào tháng 7/2017 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg và cuộc điện đàm vào tháng 8/2017, Thủ tướng Lý Hiển Long ngày 22/10 tiếp tục có chuyến thăm đầu tiên đến Nhà Trắng kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống từ tháng 1/2017. Bối cảnh của chuyến thăm là điều quan trọng nhất bởi nó diễn ra trong thời điểm tương đối “phức tạp”.
Về mặt thương mại, hai thỏa thuận quan trọng của Mỹ liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS) vẫn chưa có gì là chắc chắn. Việc tái đàm phán NAFTA đang diễn ra với những mối quan ngại to lớn rằng các cuộc đàm phán có thể sẽ vẫn thất bại, và Mỹ rút lui hoàn toàn.Về mặt đối nội của Mỹ, trong khoảng thời gian ông Lý Hiển Long tới Washington, ngoài những rắc rối liên miên trong vấn đề nhập cư và cải cách thuế, vẫn còn đó một loạt những vấn đề mà chính quyền Trump cần giải quyết từ khắc phục hậu quả cơn bão Maria ở Perto Rico đến cuộc thảm sát tại Las Vegas. Tình hình cũng không mấy khả quan khi đề cập đến chính sách đối ngoại, đặc biệt trong vấn đề Triều Tiên.Các cuộc thảo luận giữa hai bên có thể sẽ đề cập một loạt vấn đề, từ cấp độ chiến lược cho đến chính sách vĩ mô, liên quan đến một số thỏa thuận kinh tế thương mại nhất định. Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc tổ chức Quỹ Di sản, cho rằng ông Lý Hiển Long đến Washington với mong muốn “thấy được rằng ông Trump có một chiến lược đối với châu Á, một chiến lược bao gồm cam kết an ninh truyền thống của Mỹ đối với khu vực Tây Thái Bình Dương và cam kết kinh tế quan trọng”.Đặc biệt khi chứng kiến việc Mỹ rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sự không chắc chắn của NAFTA và KORUS, Singapore sẽ rất trông chờ được nghe từ phía chính quyền Trump rằng cam kết về an ninh và kinh tế đối với châu Á vẫn được tiếp tục.Ông Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban về châu Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh: “Singapore đang theo dõi sát sao thỏa thuận thương mại của Mỹ với Hàn Quốc. Nếu Singapore và ASEAN thấy Mỹ rút lui, điều đó sẽ gây ra nhiều nghi ngại hơn”.Mặt khác, trong một động thái quan trọng, ông Trump đã cam kết công du châu Á từ ngày 3-14/11, chuyến công du nước ngoài dài nhất kể từ khi nhậm chức. Ông Trump sẽ đến Philippines tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), đến Việt Nam tham dự Thượng đỉnh APEC, và có những điểm dừng chân quan trọng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.Chính vì thế, ông Lý Hiển Long sẽ đến thăm Washington vào thời điểm quan trọng, và dường như sẽ mang lại những “nguyên liệu đầu vào” cho những vấn đề mà ông Trump sẽ tập trung đề cập trong chuyến công du châu Á của mình, từ vấn đề Triều Tiên cho đến những kỳ vọng tại các cuộc họp của ASEAN, EAS, APEC.Trên thực tế, với việc sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm sau, Singapore có được vai trò vị trí đặc biệt và duy nhất để bàn luận đến những viễn cảnh của khu vực.
Bất chấp những bất ổn và sự khó đoán cố hữu - đặc trưng của mối quan hệ song phương với Washington hiện nay, đây là một thực tế mà các đối tác của Washington phải tìm cách làm quen. Theo ông Lohman, điều đó không phải là không vượt qua được.Nói về việc các đối tác và đồng minh tại Đông Nam Á của Mỹ có thể đưa ra một số điều chỉnh trong một năm đầu cầm quyền của ông Trump, ông Lohman cho rằng “Trong vòng 6 tháng đầu tiên, họ sẽ rất lo lắng… nhưng giờ đây họ đã định hình được và tìm ra cách thức để làm việc với chính quyền Trump”.
Về phía Washington, ông Lohman cho rằng “để bảo vệ uy tín, chính quyền Trump đã có một số động thái thể hiện sự quan tâm của mình”.Những thông điệp trước đây của Phó Tổng thống Mike Pence trong chuyến thăm tới khu vực, sự tham dự và phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đối thoại Shangri-la tháng 6 vừa qua tái khẳng định “cam kết vững chắc” của Mỹ đối với khu vực đã cho thấy những động thái quan trọng.
Tuy nhiên, ông Lohman thừa nhận những động thái trên “không bao giờ là đủ”, và “các kỳ vọng với ông Trump là rất cao”. Đó không phải là điều tệ hại, và với việc ông Lý Hiển Long đến Mỹ, hai bên sẽ có những chuẩn bị để thực hiện những kỳ vọng đó nhằm tái khẳng định các lợi ích chung giữa hai nước trên các lĩnh vực hợp tác song phương và về các quan ngại trong khu vực.Ngay cả khi có hy vọng rằng Nhà Trắng sẽ đưa ra các đảm bảo chiến lược và song phương, song ông Trump dường như sẽ vẫn quay trở lại mối quan tâm chính của mình: việc làm cho người Mỹ.Hiện chưa có những gì cụ thể về các tuyên bố sẽ được đưa ra trong chuyến thăm Mỹ của ông Lý Hiển Long, nhưng Singapore rất may mắn đang ở vị trí tốt để đàm phán về vấn đề kinh tế, bắt đầu bằng sự cân bằng thương mại có lợi cho Mỹ.Thực tế rằng các mối quan hệ kinh tế song phương đã chuyển thành công ăn việc làm cho người Mỹ sẽ là vấn đề quan trọng mà ông Trump muốn nhấn mạnh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 3 năm qua
11:34' - 13/10/2017
Trong quý III/2017, nền kinh tế Singapore ước tính tăng trưởng 4,6%, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua,
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Khó khăn của đàm phán NAFTA vẫn ở phía trước
07:47' - 12/10/2017
Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán khó khăn liên quan đến NAFTA mới vẫn còn ở phía trước nhưng vẫn có thể đạt được một thoả thuận.
-
Kinh tế & Xã hội
Chính quyền Donald Trump sẽ bãi bỏ kế hoạch năng lượng sạch
11:13' - 10/10/2017
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bãi bỏ Kế hoạch năng lượng sạch nhằm hạn chế lượng khí thải nhà kính của người tiền nhiệm Barack Obama.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính quyền Tổng thống Trump sẽ gặp khó trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
16:00' - 06/10/2017
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco, John Williams, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Khả năng cạnh tranh của Singapore mạnh nhất châu Á
17:57' - 28/09/2017
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 27/9 công bố Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu, theo đó, Singapore là nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất châu Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.