Cơ cấu lại nông nghiệp: Gắn với chế biến, thị trường
Trong khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ khi đảm bảo an ninh lương thực và giữ được thị trường xuất khẩu.
Có được kết quả đó là bởi ngành nông nghiệp đang cấu lại một cách thực chất, hiệu quả hơn từ việc cơ cấu lại sản xuất theo thế mạnh của vùng, miền và nhu cầu thị trường, gắn với chế biến.
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã hình thành trên cả nước với quy mô lớn theo 3 trục sản phẩm chủ lực: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương - OCOP.
Điển hình như lúa gạo ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; chè ở Trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Lâm Đồng; cà phê, cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ; hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ…; điều ở Đông Nam Bộ; rau quả, cá tra, tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung; rừng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ tại miền Trung, Tây Nguyên…
Xác định nông nghiệp là trụ đỡ, là nền tảng phát triển kinh tế khi Nghệ An có đến 83% dân số sống vào ngành này, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, tỉnh xác định cần tập trung giải quyết tốt khâu thị trường.
Để giải quyết được vấn đề này chỉ bằng cách liên doanh liên kết với doanh nghiệp, tìm kiếm đầu ra không chỉ với xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước.
Do vậy, tỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế địa phương, sát với thị trường và xây dựng nông nghiệp sạch gắn với thương hiệu.
Sở hữu 65.000 con bò sữa, chiếm 20% đàn bò sữa cả nước, Nghệ An xác định phải kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để hai ngành này hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Cùng với đó, xuất phát từ nhu cầu doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi, người dân thì cần tiêu thụ được sản phẩm, địa phương đã tập hợp và tổ chức ký kết hợp đồng giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất, thu mua ngô sinh khối, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ….
Nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.
Ở nhóm sản phẩm Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc.
Các chuỗi liên kết sản phẩm chủ lực quy mô vùng đã được xây dựng như: chuỗi liên kết cá tra 3 cấp chất lượng cao, chuỗi liên kết lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chuỗi liên kết trồng, chế biến, xuất khẩu lâm sản...
Đặc biệt, ngành tập trung khắc phục và đẩy mạnh các giải pháp về phát triển công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ nông, lâm. thủy sản.
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
Công nghiệp chế biến, bảo quản, công nghiệp phụ trợ được nâng cao năng lực. Tăng nhanh số lượng cơ sở chế biến quy mô công nghiệp; tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu.
Cho đến nay, cả nước đã có trên 43.000 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, tăng trên 13.000 doanh nghiệp so với năm 2015.
Trong số trên có 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tăng 1.500 cơ sở so với năm 2015.
Cùng với đó có 86,2% số xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản, 73,7% số xã có cơ sở chuyên chế biến lâm sản, 7,4% số xã có cơ sở chuyên chế biến thủy sản.
Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu tăng, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cao tăng mạnh. Chẳng hạn chế biến cà phê hòa tan tăng gấp 2,5 lần; trên 80% tổng lượng gạo xuất khẩu là gạo chất lượng cao; thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao đạt 50% tổng sản lượng...
Theo đó, giá trị tăng thêm chuỗi giá trị sản phẩm qua chế biến đạt 15,3%.
Sản phẩm nông, lâm, thủy sản qua chế biến hiện tại cũng đa dạng hơn khổng chỉ chủ yếu là rau quả như trước đây mà gồm cả cây công nghiệp, lương thực thực phẩm, thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Nhờ đó, tốc độ tăng thu nhập từ chế biến năm 2019 đạt 9,19%, cao hơn mức tăng 8,8% của năm 2015.
Tuy đạt những kết quả tích cực, nhưng trước những thách thức từ mở cửa hội nhập, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các thị trường xuất khẩu gặp nhiều nhiều khó khăn, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn cho rằng, đây cũng là khoảng thời gian để các các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản và nhất là doanh nghiệp nhìn nhận lại chính mình.
Từ đó có những thay đổi hiệu quả, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh.
Những khó khăn trong giai đoạn này là động cơ để ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất, ngành hàng một cách toàn diện hơn theo hướng đẩy mạnh chế biến, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị.
Đồng thời, doanh nghiệp có thời gian tổ chức lại sản xuất đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thức phẩm, truy suất nguồn gốc… của các thị trường lớn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, các ngành hàng cần tiếp tục chuyển đổi phương thức sản xuất và kinh doanh nông sản. Khó khăn cũng là cơ hội để các ngành chế biến, xuất khẩu rau quả, các sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng cao hoàn thiện dây chuyền công nghệ, nắm bắt thời cơ thúc đẩy xuất khẩu.
Trên cơ sở thị trường tiêu thụ, các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, có tính đến những tác động của biến đổi khí hậu.
Từ đó, triển khai sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết, gắn sản xuất gắn với chế biến; đầu tư hệ thống hạ tầng, logistics để có thể xây dựng vùng nguyên liệu một cách bền vững. Ở đó, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp đầu tàu có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 tác động thế nào đến ngành chế biến thực phẩm Canada?
13:33' - 11/08/2020
Theo Giám đốc điều hành ETG Commodities Inc, một số biện pháp mà các nước áp dụng trong đại dịch đang có lợi cho các nhà xuất khẩu thực phẩm Canada.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù phát triển chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh
20:55' - 05/07/2020
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề xuất được áp dụng các cơ chế đặc thù để phát triển ngành chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh- sản phẩm đặc hữu duy nhất có giá trị cao của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xử lý vướng mắc về thuế với sản phẩm thủy sản chế biến và sơ chế
19:27' - 02/07/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được ý kiến của nhiều doanh nghiệp phản ánh về vấn đề áp thuế đối với sản phẩm sơ chế, chế biến trong lĩnh vực thủy sản, thực phẩm, nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang khai mạc Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023
21:41'
Tối 8/6,tại Trung tâm thương mại Vĩnh Đông, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức khai mạc Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023 với chủ đề “Đất thiêng vạn lộc”.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ ngộ độc nấm rừng ở Tây Ninh: Thêm một nạn nhân nguy kịch
21:39'
Chiều 8/6, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi người chồng tử vong, người vợ đang trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng khó qua khỏi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan dự báo thiệt hại hơn 1 tỷ USD do biến đổi khí hậu
21:36'
JSCCIB cho biết hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 36 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) cho nền kinh tế Thái Lan trong năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch trực tiếp chung kết Champions League: Manchester City vs Inter Milan
21:30'
Trận chung kết Champions League giữa Manchester City vs Inter Milan sẽ diễn ra vào 2h00 ngày 11/06 theo giờ Việt Nam tại Sân vận động Olympic Ataturk (Thổ Nhỹ Kỳ) và được trực tiếp trên kênh FPT Play.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 9/6. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 9/6/2023. SXVL ngày 9/6
20:35'
Bnews. XSVL 9/6. Kết quả xổ số hôm nay ngày 9/6. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 9/6. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 9/6/2023.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh làm rõ vụ hai nữ sinh bị đánh trong đợt tuyển sinh vào lớp 10
20:33'
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, do vụ việc xảy ra bên ngoài nhà trường, có sự tham gia của học sinh các trường khác nên nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an để nắm tình hình.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỗi cầu thủ được đăng ký thi đấu VCK World Cup bóng đá nữ 2023 sẽ nhận 30.000 USD
20:19'
FIFA thông báo sẽ đảm bảo mỗi cầu thủ có tên trong danh sách đăng ký thi đấu Vòng chung kết (VCK) Giải vô địch bóng đá nữ thế giới (FIFA World Cup nữ) 2023 sẽ được nhận ít nhất 30.000 USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Những lưu ý thí sinh cần ghi nhớ cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
19:30'
Từ nhiều năm, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội luôn có tính cạnh tranh cao, chỉ có khoảng 60% số thí sinh được tuyển vào lớp 10 các trường Trung học Phổ thông công lập.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 9/6. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 9/6/2023. KQSXMB thứ 6 ngày 9/6
19:30'
Bnews. XSMB 9/6. Kết quả xổ số hôm nay ngày 9/6. Trực tiếp KQXSMB ngày 9/6. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 9/6/2023.