Cơ cấu mặt hàng XNK giữa Việt Nam với Trung Đông – châu Phi bổ sung cho nhau
Với chủ đề Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Đông-châu Phi, chiều 9/9 tại Hà Nội, phiên họp Hợp tác Kinh tế của hội nghị “Gặp gỡ Đại sứ các nước Trung Đông-châu Phi đã chính thức diễn ra, với phần chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định, Việt Nam là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển năng động và đang hướng tới tầm nhìn 2030 về xây dựng một xã hội thịnh vượng với nền kinh tế phát triển mạnh dựa trên tri thức, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Đối với Việt Nam, quan hệ với các nước Trung Đông-châu Phi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Qua giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam cùng các nước Trung Đông-châu Phi luôn cùng nhau vượt qua các thách thức chung, nỗ lực mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước, đồng thời bảo vệ những lợi ích chung của các quốc gia đang phát triển trong cộng đồng quốc tế.
Đánh giá tiềm năng hợp tác với các nước Trung Đông-châu Phi, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn tin tưởng có khả năng đáp ứng các nhu cầu hợp tác ngày càng cao và đa dạng của các nước Trung Đông-châu Phi.
Không chỉ tiềm năng mà cả nhu cầu hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông-châu Phi còn đang rất lớn và đa dạng.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông-châu Phi còn gặp không ít thách thức, trở ngại.
Do cả hai bên còn thiếu thông tin và sự hiểu biết sâu về thị trường, tập quán kinh doanh và hệ thống pháp luật của nhau.
Lại thêm sự xa cách về địa lý dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao và sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành doanh nghiệp hai bên.
Bên cạnh đó, mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại thường trú của mỗi bên còn mỏng, các cơ chế hợp tác song phương hiện có chưa thực sự phát huy hết vai trò trong thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng, liên kết kinh tế giữa khu vực Trung Đông-Châu Phi với khu vực Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng còn hạn chế.
Mặc dù là một nền kinh tế mở với 16 hiệp định thương mại tự do, nhưng đến nay Việt Nam chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với bất kỳ nước nào trong khu vực.
Chính vì lẽ đó, Phó Thủ tướng cho rằng, sự kiện lần này là một trong những bước quan trọng để xác định những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và hiện thực hóa những lợi thế, tiềm năng và tầm nhìn về sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-Châu Phi.
Đại diện Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường cho biết, Việt Nam và 69/70 quốc gia Trung Đông-châu Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hơn 200 văn kiện hợp tác đã dược ký kết tạo khung pháp lý thuận lợi cho quan hệ hợp tác nhiều mặt.
Về thương mại, từ năm 2010 đến nay, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông- châu Phi đã tăng trên 3,5 lần, từ 5 tỷ đô la Mỹ (USD) lên 18 tỷ USD.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp hai bên cũng đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ, đạt trên 5,5 tỷ USD; trong đó, đáng chú ý là các dự án viễn thông của Việt Nam tại một số quốc gia châu Phi, giúp người dân nơi đây tiếp cận dịch vụ viễn thông và mở rộng cơ hội kết nối toàn cầu.
Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, giao thông, lao động và chuyên gia cũng là những điểm sáng trong hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Những kết quả đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Trung Đông-châu Phi.
Tuy nhiên, có thể thấy hiệu quả hợp tác kinh tế nhìn chung chưa tương xứng với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, tiềm năng của các nền kinh tế, cũng như mong muốn của lãnh đạo, nhân dân Việt Nam và nhiều quốc gia Trung Đông-châu Phi.
Tỷ trọng trao đổi thương mại giữa Việt Nam với khu vực rộng lớn của 70 quốc gia với 1,6 tỷ dân trải dài trên 36 triệu km2 nhưng chỉ chiếm khoảng 3,5% trên tổng số 480 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2018.
Con số khá khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng và quy mô hinh tế, dân số của hai bên. Điều đó cho thấy, cần phải làm nhiều hơn, quyết liệt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa…
Đồng tình quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, Việt Nam coi các nước Trung Đông và châu Phi là những đối tác kinh tế thương mại quan trọng trên tinh thần hữu nghị và hợp tác nên cần có sự quan tâm thích đáng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan của Chính phủ để tháo gỡ những rào cản và khó khăn, tìm ra những giải pháp cụ thể để tiếp tục khai thác tốt các cơ hội và tiềm năng hợp tác hiện tại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước thuộc khu vực Trung Đông-châu Phi.
Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với các quốc gia Trung Đông và châu Phi, luôn coi trọng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có và sẽ có.
Riêng trong năm 2018, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông và châu Phí đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận với tổng kim ngạch 2 chiều là 20,5 tỷ USD, tăng 10,2%; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 11,7 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 8,8 tỷ USD.
Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi cũng có nhiều bước tiến tích cực.
Tính đến hết năm 2018, đã có 33 nước trong khu vực này đã đầu tư vào Việt Nam với 447 dự án và trên 29 tỷ USD.
Riêng 7 tháng đầu năm 2019, đã có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ Trung Đông-châu Phi đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư 207 triệu USD, Thứ trưởng Hưng cho biết thêm.
Kinh tế khu vực của Trung Đông-châu Phi đã có sự tăng trưởng tích cực trong những năm gần đây, kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước Trung Đông – châu Phi có tính chất bổ sung cho nhau.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như: điện thoại, linh kiện điện tử, giày dép, dệt may, máy vi tính, các sản phẩm điện, điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, nông sản như: gạo, tiêu, hạt điều, rau quả…
Ngược lại, Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu từ Trung Đông-châu Phi các mặt hàng như: dầu thô, diezen, khí đốt hóa lỏng, kim loại, nguyên liệu hóa chất, nguyên liệu dệt may… phục vụ các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Rõ ràng, cần phải có giải pháp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi
Cũng tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp tham gia đều có chung nhận định, tiềm năng hợp tác trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi là rất lớn và vô cùng triển vọng.
Song, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thêm các cơ chế ưu đãi, khuyến khích để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư, tạo thuận lợi về chính sách xuất nhập khẩu và giảm bớt các gánh nặng về thủ tục hành chính, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa./.
- Từ khóa :
- việt nam
- châu phi
- kinh tế asean
- asean
- kinh tế việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa quan hệ Việt Nam và các nước Trung Đông-châu Phi phát triển sâu sắc, hiệu quả
16:34' - 09/09/2019
Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước thông qua 16 hiệp định thương mại tự do, đồng thời là thành viên tích cực có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường Trung Đông - châu Phi và những kỳ vọng
14:58' - 09/09/2019
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bày tỏ mối quan tâm phát triển thị trường và xuất khẩu hàng hóa sang các nước Trung Đông - châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
"Cú hích” thúc đẩy hợp tác thương mại Trung Đông-châu Phi
14:35' - 09/09/2019
Ngày 9/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng cao tốc Bắc - Nam
12:55'
Thời tiết thuận lợi nên các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Phú Yên đang bước vào giai đoạn thi công cao điểm, đẩy nhanh tiến độ các hạng mục quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân: Tâm thế bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới
12:54'
Các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng bài viết của Tổng Bí thư sẽ là động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vững tâm thế để bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới.