Cố gắng giải phóng xong mặt bằng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong năm 2017
Tại buổi làm việc, Thủ tướng kết luận, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị định mới về cơ chế chính sách đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, đây sẽ là một nền tảng quan trọng để tạo điều kiện cho hoạt động của Khu Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng này nhằm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là Khu Công nghệ cao Quốc gia trên địa bàn hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Hà Nội với quy mô 1.586 ha và được phát triển để trở thành một thành phố khoa học, nơi thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển; đào tạo và ươm tạo; sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin - truyền thông, Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa. Để tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, một hạ tầng hiện đại ngang tầm khu vực đang được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc bằng ngân sách nhà nước và đặc biệt bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ.
Theo Báo cáo của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, đến thời điểm này, đơn vị đã nhận được 1.530ha đất trên tổng số 1.586ha theo quy hoạch, hiện còn 56ha dang thực hiện các thủ tục thu hồi đất. Đến nay, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có 78 dự án đầu tư còn hiệu lực (trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài, 10 viện nghiên cứu và 3 trường đại học) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 60.019 tỷ đồng trên tổng diện tích 346,5ha thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo, thương mại dịch vụ và hạ tầng xã hội.
Hiện nay, đã có 36 dự án đi vào hoạt động với khoảng trên 10.000 người đang làm việc, học tập. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc năm 2016 đạt hơn 2,4 tỷ USD với mức xuất khẩu là gần 1,3 tỷ USD, nhập khẩu là gần 1,2 tỷ USD.
Đến nay, FPT đang là nhà đầu tư lớn nhất và hiệu quả nhất tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với hai dự án Làng phần mềm FPT và Đại học FPT. Trong đó, Dự án làng phần mềm FPT có quy mô 6,5ha với 5.000 lập trình viên, cán bộ, nhân viên làm việc.
Dự án Đại học FPT có quy mô 30ha, với khoảng 4.000 sinh viên, giáo viên đang học tập, làm việc. FPT đang nỗ lực phấn đấu đạt doanh thu năm 2017 trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ở mức 300 triệu USD.
Khó khăn lớn nhất và cũng là vấn đề tồn tại lâu nhất tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hiện vẫn là giải phóng mặt bằng với 243ha hiện vẫn chưa được giải tỏa trong suốt 15 năm qua gây nên rất nhiều vấn đề phát sinh trong xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư.
Nguồn kinh phí cần để giải phóng mặt bằng rất lớn, lên đến khoảng hơn 6,2 ngàn tỷ đồng nhưng hiện nay mới bố trí được hơn 3 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng là một khó khăn của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc bởi theo quy hoạch, hệ thống này được xây dựng theo hướng đầu tư một lần đồng bộ nhưng thực tế lại được triển khai theo từng giai đoạn do ngân sách Nhà nước không đáp ứng được tổng số vốn đầu tư lớn trong một thời gian ngắn và tình trạng giải phóng mặt bằng xôi đỗ, không liền khoảnh.
Thăm một số cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc như: Làng phần mềm của FPT và nhà máy sản xuất số 2 của VNPT Technology, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của đất nước, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã hình thành nên những yếu tố của một khu công nghệ cao và đã có những đối tác quan trọng đầu tư như FPT, Viettel, VNPT là một thành quả rất đáng ghi nhận.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc giữ vững định hướng, mục tiêu lâu dài để triển khai các hạng mục xây dựng, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia dựa trên đổi mới và sáng tạo; là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đặt câu hỏi lớn là làm sao sớm đạt được mục tiêu đề ra đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của đơn vị này như: Số lượng dự án Công nghệ cao còn quá ít so với các khu công nghiệp điện tử ở nước ta; đặc biệt công tác giải phóng mặt bằng quá chậm; số lượng dự án công nghệ cao còn ít trong khi giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách, đóng góp cho ngành khoa học Việt Nam chưa rõ nét. Không chỉ hạ tầng giao thông mà hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa đa mục tiêu trong khu vực này cũng còn nhiều vấn đề cần khắc phục, đầu tư để thu hút lao động tri thức.
Nêu thực trạng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc một cách hình ảnh là “hai mươi tuổi vẫn còn uống sữa”, Thủ tướng đã chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động của đơn vị này trong thời gian tới. Trong đó một trong những nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng thương hiệu cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc để thu hút đầu tư.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị cán bộ lãnh đạo và quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc phải thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp hơn. “Ngoài việc đầu tư hạ tầng chuẩn mực, cần sàng lọc, lựa chọn và thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có hàm lượng tri thức cao, để mỗi sản phẩm đi ra từ Khu công nghệ cao Hòa Lạc phải là những sản phẩm chất lượng cao, được sự thừa nhận của người sử dụng từ các nước tiên tiến, để làm sao các doanh nghiệp tự hào được đặt nhà máy, dự án tại Khu công nghệ cao này”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ươm nhân tài, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng cần nghiên cứu đề xuất cơ chế để thu hút các nhà khoa học Việt Nam cống hiến trí tuệ, giải pháp kỹ thuật để thử nghiệm sản xuất. Trong đó phải có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, có cơ chế cho phép nhà đầu tư, nhà khoa học được mua bán, sở hữu nhà ở lâu dài…
Trên tinh thần đó, các bộ, ngành liên quan cần coi trọng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tầm cỡ là dự án trọng điểm và cần ưu tiên nguồn vốn đầu tư; thường xuyên kiểm tra, giám sát, giúp đỡ để động viên khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp yên tâm tìm kiếm các giải pháp đột phá về khoa học.
“6 tháng một lần, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng sẽ đến nghe báo cáo lại một lần để tháo gỡ cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc phải là hình mẫu của một Việt Nam thu nhỏ trong tương lai, trong đó các thực thể kinh tế hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ cao, đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành quả của khoa học và công nghệ, lấy sáng tạo làm động lực phát triển.Đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hà Nội cùng Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc phải nỗ lực hoàn tất trong năm 2017. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án bổ sung đủ vốn để giải phóng mặt bằng và tiến tới xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội cần xem xét biện pháp ứng trước kinh phí, “xắn tay áo” để giải phóng mặt bằng đi đôi với xây dựng khu tái định cư và hệ thống bên ngoài Khu công nghệ cao kể cả đường sắt, các hạ tầng quan trọng khác như điện, nước, xe bus.
Thủ tướng cũng bày tỏ kỳ vọng xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành trung tâm khởi nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ sinh học phục vụ cho phát triển lâu dài.
Thủ tướng cũng đồng ý giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc phối hợp cùng thành phố Hà Nội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ thời gian tới. Cùng với đó là chú trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại khu công nghệ có diện tích rất lớn này phù hợp với sự phát triển của Thủ đô và đất nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tập đoàn Huawei, Trung Quốc
19:55' - 15/02/2017
Chiều 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Tôn Á Phương, Chủ tịch Tập đoàn Huawei, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngân hàng BTMU, Nhật Bản
19:50' - 15/02/2017
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ông Takashi Oyamada sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bắc Ninh cần trở thành thủ phủ sản xuất điện tử khu vực châu Á
18:43' - 12/02/2017
Thủ tướng đề nghị Bắc Ninh mở rộng các mô hình phát triển cả trong nông nghiệp lẫn công nghiệp; nỗ lực đưa Bắc Ninh trở thành thủ phủ sản xuất điện tử khu vực châu Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.