Cơ hội cho hàng gia dụng Việt tại thị trường Hồi giáo
Đó chính là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thông tin này được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Các tiêu chuẩn của thị trường Hồi giáo đối với hàng gia dụng do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Trung tâm Halal Vietnam tổ chức, ngày 1/11 tại Tp. Hồ Chí Minh.Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, người Hồi giáo chiếm tỷ lệ đa số ở các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Brunei, Pakistan, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và các nước Trung Đông khác, tuy nhiên chỉ có một số ít quốc gia sản xuất các sản phẩm Halal.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn vì nhiều người không theo đạo Hồi nhưng vẫn ưa thích các sản phẩm đạt chuẩn Halal.
Tuy nhiên, những yêu cầu nghiêm ngặt của Halal là thách thức không hề nhỏ đối với các nước không theo hoặc số lượng người theo đạo Hồi rất ít. Vì vậy tiêu chuẩn thân thiện với người Hồi giáo (Muslim-friendly) sẽ là cánh cửa mới đối với các doanh nghiệp đang muốn tiến vào thị trường đầy tiềm năng này.
Ông Ramlan Osman, Giám đốc Trung tâm Halal Vietnam thông tin, tiêu chuẩn Halal là một trong những tiêu chuẩn khắt khe và khó đáp ứng hiện nay, đặc biệt đối với sản phẩm thực phẩm.
Cụ thể, thực phẩm muốn được chứng nhận Halal phải đảm bảo không vi phạm các quy định của Luật Hồi giáo, sản phẩm không chứa các thành phần từ thịt lợn và cồn (rượu/bia) cũng như các tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến.Thêm vào đó, dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal phải tách biệt với dây chuyền sản xuất sản phẩm không có chứng nhận Halal. Đó là lý do vì sao dù thị trường Hồi giáo được đánh giá có quy mô lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao nhưng không nhiều quốc gia, doanh nghiệp tiếp cận được.
Theo ông Ramlan Osman, thị trường Halal không chỉ có thực phẩm mà còn bao gồm tất cả các sản phẩm, dịch vụ như hàng gia dụng, mỹ phẩm, tài chính; trong đó, sản phẩm gia dụng sẽ có nhiều cơ hội hơn khi chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn “thân thiện” với người Hồi giáo.Cụ thể, sản phẩm vẫn đáp ứng điều kiện phù hợp với Luật Hồi giáo, đảm bảo tính thân thiện với môi trường, có thể tái chế nhưng không quá khắt khe như chứng nhận Halal đối với thực phẩm. Các dây chuyền sản xuất sản phẩm thân thiện với người Hồi giáo không nhất thiết phải tách biệt hoàn toàn với sản phẩm chưa có chứng nhận.
Mặc dù vậy, để đạt được chứng nhận thân thiện với người Hồi giáo và xuất khẩu được vào các thị trường tập trung, sản phẩm vẫn phải trải qua kiểm tra quy trình sản xuất, thành phần rất kỹ lưỡng.Đại diện Công ty Dunlopillo, một trong những công ty sản xuất đồ gia dụng tiên phong thực hiện tiêu chuẩn thân thiện với người Hồi giáo chia sẻ, thị trường tiêu dùng sản phẩm của người Hồi giáo có rất nhiều tiềm năng để phát triển, chỉ tính trong khu vực Đông Nam Á đã có rất nhiều thị trường hấp dẫn như Malaysia, Indonesia, Brunei…Tuy nhiên, các thị trường này luôn đòi hỏi tiêu chuẩn Halal, rất khó đáp ứng và thực hiện.
Với việc xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm thân thiện với người Hồi giáo, giảm thiểu một số tiêu chí kỹ thuật không cần thiết, doanh nghiệp sản xuất các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, khai thác các thị trường Hồi giáo phục vụ mở rộng xuất khẩu. Đáng chú ý, việc thực hành tiêu chuẩn thân thiện với người Hồi giáo cũng khá tương đồng với thực hành sản xuất bền vững, do đó khi doanh nghiệp đã có chứng nhận và xuất khẩu được vào thị trường Hồi giáo thì sản phẩm cũng dễ dàng tiếp cận và chinh phục khách hàng ở các khu vực khác không theo Hồi giáo./.>>>Hòa Phát sắp cung cấp sản phẩm điện máy gia dụng và vỏ container
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nội thất của Malaysia tăng 18% trong bảy tháng
07:42' - 30/10/2022
Theo Hội đồng Nội thất Malaysia (MFC), từ tháng 1-7/2022 xuất khẩu nội thất của nước này tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm 2021 bất chấp nhiều thách thức mà ngành này phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025, xuất khẩu trái cây sẽ đạt trên 5 tỷ USD
13:15' - 29/10/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định Phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá hành tím Sóc Trăng giảm mạnh
18:48' - 19/02/2025
Thông tin từ Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết, niên vụ hành tím 2024-2025, nông dân thị xã Vĩnh Châu xuống giống hơn 5000 ha hành tím, hiện đã thu hoạch trên 2.604 ha với sản lượng 25.868 tấn.
-
Hàng hoá
Sôcôla sẽ đắt đỏ hơn do giá ca cao leo thang
17:58' - 19/02/2025
Các giám đốc điều hành (CEO) của hai công ty thực phẩm Hershey Co. và Mondelez International Inc. cho biết giá sôcôla có thể tiếp tục tăng giữa bối cảnh giá ca cao duy trì ở mức cao.
-
Hàng hoá
Đa dạng thị trường để giảm rủi ro xuất khẩu
17:57' - 19/02/2025
Việc đa dạng thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biến động khó lường, nặng chính sách bảo hộ và xung đột thương mại leo thang hiện nay.
-
Hàng hoá
Mận Úc chính thức ra mắt thị trường Việt Nam
17:53' - 19/02/2025
Sự tăng trưởng nhanh chóng về hợp tác thương mại giữa Australia sang Việt Nam đã và đang được doanh nghiệp 2 nước nỗ lực thúc đẩy thông qua việc sản phẩm mận Úc được tiếp cận thị trường Việt
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo: Động lực phát triển thị trường mới
16:26' - 19/02/2025
Chỉ trong vòng hơn hai tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, cũng như của các quốc gia xuất khẩu lớn trong khu vực, đã có sự đảo chiều mạnh và giảm sâu.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại gián đoạn nguồn cung
16:21' - 19/02/2025
Có một số suy đoán OPEC+ có thể quyết định trì hoãn kế hoạch tăng nguồn cung vào tháng 4/2025.
-
Hàng hoá
Philippines cân nhắc cấm xuất khẩu niken
15:54' - 19/02/2025
Chính phủ Philippines đang cân nhắc khả năng cấm xuất khẩu quặng niken thô để thúc đẩy ngành chế biến trong nước.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng 0,6 - 2,2% trong kỳ điều hành ngày mai 20/2
09:45' - 19/02/2025
Tại kỳ điều hành ngày 20/2, giá xăng được dự báo có thể tăng 0,6 - 2,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng do gián đoạn nguồn cung tại Nga và Mỹ
08:08' - 19/02/2025
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 18/2 do nguồn cung bị gián đoạn tại Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.