Cơ hội để ASEAN “nổi lên” trong thời kỳ khủng hoảng
Tờ Straits Times phân tích, để tận dụng được những cơ hội đó, các nước ASEAN cần phải cùng nhau hành động bằng việc tăng cường hội nhập kinh tế, vốn có vai trò trung tâm đối với tổ chức khu vực này.
Nếu muốn nổi lên là một thị trường đang phát triển về nhu cầu cuối và là cơ sở sản xuất nhanh phục hồi, ASEAN phải có được vị trí chắc chắn trong chuỗi cung ứng lớn hơn của châu Á, tự đem lại cho mình vị trí là khu vực sản xuất của châu Á mở cửa với phần còn lại của thế giới. Vai trò này của ASEAN là thực tế, ngay cả trước khi xung đột thương mại Trung-Mỹ nổi lên. Nhưng sự bất đồng giữa hai cường quốc kinh tế này đã đẩy nhanh sự cần thiết phải có một nền tảng khu vực hoàn chỉnh, qua đó tạo điều kiện cho ASEAN nắm bắt được khoảnh khắc then chốt trong sự biến đổi kinh tế toàn cầu.Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những tâm lý gây chia rẽ của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Dịch bệnh này đã bộc lộ thực tế cơ sở hạ tầng hậu cần của thương mại và đi lại trên thế giới có thể dễ dàng bị đứt gãy như thế nào bởi việc các chính phủ đóng cửa nhanh chóng đường biên giới nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Đi ngược lại chính tinh thần của toàn cầu hóa đòi hỏi các đường biên giới kinh tế mở, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nước quan tâm chăm sóc đến người dân của họ trước tiên trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm y tế thiết yếu.Điều không may là tính cấp thiết của dịch bệnh đã nuôi dưỡng một số thói quen không tốt về kinh tế. Kết quả là giờ đây các chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực rất có khả năng trở nên ngắn hơn, dẫn đến sự manh mún trong hệ thống thương mại và việc tái phân bổ quy trình sản xuất về gần trong nước hơn.Cho dù dịch COVID-19 sẽ qua đi, nhưng những hậu quả kinh tế của nó sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian nữa. Hậu quả của xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ được cảm nhận lâu hơn vì nó phản ánh những sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu trong quan hệ chính trị và chiến lược giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này.Trong hoàn cảnh như vậy, ASEAN có được một số lợi thế. Mười quốc gia thành viên ASEAN không đứng về bên nào trong cuộc đối đầu địa chính trị mà Mỹ và Trung Quốc tạo nên ngày hôm nay. Cả Washington và Bắc Kinh đều hiểu điều đó, và điều chỉnh các chính sách của họ đối với khu vực Đông Nam Á cho phù hợp. Sự tự do chiến lược này đem lại cho ASEAN không gian vận động kinh tế giữa hai cường quốc thế giới. Mối đe dọa về sự tách rời của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ không hủy hoại được tính tập thể của ASEAN.Khu vực Đông Nam Á có thể tiến về phía trước dựa trên cơ sở đó, nhưng chỉ khi ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc sự hội nhập khu vực. Phải thừa nhận rằng dịch bệnh COVID-19 đã gây trở ngại cho các nước ASEAN về mặt kinh tế. Tuy nhiên, khi vượt ra khỏi giai đoạn tồi tệ này, các nước thành viên ASEAN cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng cách thức xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững hơn trong nội khối và đẩy nhanh tiếp cận với các khu vực khác trên thế giới. Chủ nghĩa khu vực mở là hòn đá tảng chống đỡ cho trật tự đa phương./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Chủ động thích ứng và kết nối trong những hoạt động của AEM 52
21:19' - 30/08/2020
Ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí về nội dung các Tuyên bố chung và gợi mở một số ưu tiên cho khu vực ASEAN trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Ưu tiên cho ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay
12:43' - 30/08/2020
ASEAN thống nhất định hướng ưu tiên cho việc ký kết Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Đơn giản hóa thủ tục hành chính và kết nối với khu vực tư nhân
20:35' - 29/08/2020
Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 và đối tác đầu tư lớn thứ 7 trong số các đối tác ngoại khối của ASEAN trong năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Mở cửa thị trường và đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững trong khu vực
18:00' - 29/08/2020
Các Bộ trưởng thảo luận hợp tác nhằm đẩy lùi đại dịch và phát triển, giữ vững sự ổn định của kinh tế vĩ mô thông qua việc mở cửa thị trường và đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.