Cơ hội gặt hái lợi ích thương mại và đầu tư của ASEAN
Đây là một nhận định trong bài viết "Con đường hội nhập thế giới của ASEAN" được đăng trên Diễn đàn Đông Á số mới ra. Tuyên bố của ông Duterte phản ánh kế hoạch và phương châm hoạt động của ASEAN trong năm nay - "Hợp tác cho sự thay đổi, hội nhập với thế giới".
Kế hoạch hành động đầy tham vọng này cho thấy ASEAN mong muốn đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Muốn vậy, ASEAN cần thúc đẩy vai trò toàn cầu của mình thông qua cam kết can dự mạnh mẽ hơn với các đối tác bên ngoài.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại ngoại khối của ASEAN tăng gấp 3 lần so với thương mại nội khối. Tầm quan trọng của thương mại ngoại khối của ASEAN khiến một số người tự hỏi liệu đã đến lúc các nước ASEAN theo đuổi một chương trình nghị sự thương mại đối ngoại chủ động, tích cực hơn hay chưa.
Các quốc gia thành viên ASEAN thực hiện các cuộc đàm phán thương mại dựa trên nguyên tắc "trung tâm ASEAN". Theo Hiến chương ASEAN, trung tâm ASEAN đóng vai trò là "lực đẩy quan trọng trong hợp tác với các đối tác bên ngoài".
Cách tiếp cận này đòi hỏi bất kỳ lợi ích hoặc cam kết nào được đưa ra trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN + 1 không được vượt quá những ưu tiên trong FTA nội khối của ASEAN. Ví dụ, các biện pháp tự do hóa trong FTA của ASEAN với Nhật Bản hay Ấn Độ có thể sẽ thấp hơn so với các biện pháp tự do trong hiệp định giữa các quốc gia ASEAN.
Điều này ngụ ý rằng chương trình nghị sự thương mại nội khối của ASEAN được ưu tiên cao hơn chương trình nghị sự thương mại ngoại khối. Ví dụ, trong các FTA nội khối của ASEAN,
Nhưng trong FTA ASEAN + 1, chẳng hạn như FTA ASEAN - Australia - New Zealand hay FTA ASEAN - Hàn Quốc, các ngân hàng từ các nước đối tác chỉ có thể thiết lập chi nhánh ở một số tỉnh thành nhất định.
Thời gian tới, ASEAN có thể sẽ không gặp khó khăn mấy trong việc tìm kiếm sự tham gia tích cực hơn với các đối tác bên ngoài. ASEAN với một tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và gần 400 triệu người ở độ tuổi dưới 35 sẽ là một khu vực rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Không quá ngạc nhiên khi nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, sẽ tìm kiếm sự tham gia tích cực hơn với ASEAN, bao gồm cả các vấn đề thương mại và đầu tư.
ASEAN cũng đang đóng vai trò đầu tàu trong đàm phán thỏa thuận thương mại khu vực lớn nhất thế giới, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
16 quốc gia thành viên của RCEP chiếm 46% dân số thế giới và 24% GDP toàn cầu. Hiệp định này sẽ cung cấp những điều kiện tốt hơn về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cho ASEAN cũng như 6 nền kinh tế bên ngoài khu vực của RCEP.
Ngoài RCEP, ASEAN đang nhìn xa hơn vượt khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm mở rộng, tham gia tích cực hơn nữa trong lĩnh vực thương mại.
Tháng 5 vừa qua, các quốc gia ASEAN đã nhất trí khôi phục các cuộc đàm phán FTA với Liên minh châu Âu (EU) - nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai của khối - sau những thảo luận ban đầu bị ngưng trệ vào năm 2009.
Do phần lớn thương mại của ASEAN là với các nước bên ngoài khối, ASEAN nên tìm cách tối đa hóa bất cứ cơ hội nào để đàm phán FTA với các đối tác thương mại bên ngoài, kể cả 6 nước tham gia RCEP cùng ASEAN, gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, cũng như EU.
Việc ký nhiều FTA với các đối tác thương mại sẽ giúp ASEAN có cơ hội lớn để hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo giới học giả, việc hạn chế các quan hệ kinh tế đối ngoại đối với các hiệp định mở rộng của ASEAN sẽ rất bất lợi vì nó có thể làm hạn chế khả năng của các quốc gia thành viên để tối đa hóa lợi nhuận từ thương mại và đầu tư.
Trong FTA ASEAN + 1, các đàm phán tiếp cận thị trường với các đối tác thương mại tương ứng được thực hiện song song giữa đối tác đó và mỗi nước thành viên ASEAN, chứ không phải với toàn bộ ASEAN.
Như vậy, mỗi quốc gia thành viên ASEAN có cơ hội cạnh tranh với nhau nhằm chuyển hướng thương mại và đầu tư từ đối tác thương mại sang các quốc gia tương ứng của họ.
Tuy nhiên, một số quốc gia có động cơ hành động khác nhau. Là nước lớn nhất trong ASEAN,
Để thu hút thương mại và đầu tư lớn hơn từ các đối tác thương mại của ASEAN,
Việc ASEAN tích cực tham gia với các đối tác thương mại có thể gặt hái được những lợi ích kinh tế đáng kể. Từ góc nhìn kinh tế thuần túy, điều này sẽ có lợi cho ASEAN thông qua việc tăng thương mại ngoại khối.
Cách tiếp cận như vậy chắc chắn sẽ phù hợp với phương châm của ASEAN trong năm 2017 là "hội nhập với thế giới".
Rõ ràng, ASEAN đang có cơ hội tốt để gặt hái nhiều lợi ích thương mại và đầu tư thông qua việc mở rộng sự tham gia của mình với các nước khác.
Nhưng trước hết, ASEAN cần phải thay đổi quy tắc cho rằng các điều khoản tốt nhất về thương mại nên được dành riêng cho các nước thành viên. Khi đó, ASEAN mới có thể tối đa hóa lợi ích từ việc hội nhập với thế giới./
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm dẫn dắt các cơ chế hợp tác an ninh khu vực
18:15' - 03/06/2017
Là một thành viên tích cực của Đối thoại Shangri-La, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến quan trọng đóng góp vào việc duy trì an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức nào đang chờ đợi Cộng đồng ASEAN?
06:30' - 23/05/2017
Hơn một năm đã trôi qua kể từ khi Cộng đồng ASEAN được hiện thực hóa, đến nay những thành tựu của Cộng đồng vẫn còn khiêm tốn.
-
Đời sống
Kỹ năng mà giới trẻ tại ASEAN cần để ứng phó với những thách thức trong tương lai
17:21' - 16/05/2017
Kể từ khi được thành lập cách đây 50 năm, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng kiến sự thay đổi to lớn về khoa học công nghệ của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN - Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Indonesia
06:30' - 09/05/2017
Kể từ khi được thành lập vào năm 1967, ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và luôn nằm ở vị trí trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN+3 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2017
13:15' - 05/05/2017
Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực ASEAN+3 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43' - 17/04/2025
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51' - 17/04/2025
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21' - 17/04/2025
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16' - 17/04/2025
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46' - 17/04/2025
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28' - 17/04/2025
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55' - 17/04/2025
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43' - 17/04/2025
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.