Cơ hội "hạ nhiệt" các tranh chấp thương mại
Với việc tổ chức Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc 2018 (CIIE) lần thứ nhất tại Thượng Hải từ 5-10/11 Chính phủ Trung Quốc đang muốn nêu bật cam kết tự do thương mại, góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời thể hiện quyết tâm tiếp tục cải cách mở cửa của nước này.
Giới quan sát cũng cho rằng đây là một cơ hội tốt để Bắc Kinh “đánh bóng” lại tên tuổi của quốc gia, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn bị Mỹ và một số nền kinh tế khác cho rằng nước này thực hiện các biện pháp kinh tế không công bằng.Dù vậy Trung Quốc vẫn cần nhiều hơn một hội chợ quy mô lớn để "hóa giải" những vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt.
"Lực hấp dẫn" các công ty Mỹ Theo số liệu của Ban tổ chức, gần 180 công ty Mỹ đã đăng ký tham gia CIIE 2018, bất chấp những căng thẳng xung quanh vấn đề thuế quan đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. CIIE 2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, với sự tham gia của khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đến từ hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều sản phẩm tại hội chợ sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn, với tổng số 1.585 dòng thuế áp lên các mặt hàng như cơ điện và dệt may sẽ giảm từ 9,8% xuống 7,5%. Đối với các công ty Mỹ đã có thời gian kinh doanh ở Trung Quốc trong nhiều thập niên, CIIE là một sự kiện quan trọng để giới thiệu các sản phẩm công nghệ và dịch vụ của họ với kỳ vọng sẽ chiếm được thị phần lớn hơn trong nền kinh tế đang có tốc độ chuyển đổi nhanh của Trung Quốc. Qualcomm, công ty hàng đầu thế giới về công nghệ không dây có trụ sở tại San Diego, bang California, là một trong những công ty Mỹ đầu tiên xác nhận sự tham gia tại CIIE. Trả lời phỏng vấn của báo giới, Chủ tịch Qualcomm tại Trung Quốc Frank Meng cho biết công ty này hy vọng có thể giới thiệu các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến của họ tới các đối tác ở nước này thông qua CIIE. Đồng thời Qualcomm cũng muốn chia sẻ tầm nhìn và giá trị của họ trong kỷ nguyên truyền thông mới. Honeywell, một công ty nằm trong nhóm Fortune 100, cũng không bỏ qua CIIE. Ông Shane Tedjarati, một quản lý cấp cao của Honeywell, cho biết công ty sẽ giới thiệu một loạt các công nghệ kết nối tiên tiến nhằm hỗ trợ nền kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ của Trung Quốc. Đối với các công ty quy mô nhỏ hơn của Mỹ vốn có ít thông tin hơn về Trung Quốc, CIIE đóng vai trò như một cánh cửa để họ khám phá và hiểu thêm về môi trường kinh doanh tại nước này. Ông Horacio Licon, Phó Chủ tịch của tổ chức thúc đẩy phát triển kinh tế có tên Greater Houston Partnership ở bang Texas, sẽ dẫn đầu một nhóm gồm 15 đại biểu đến Thượng Hải để tham gia CIIE. Nhóm này đại diện cho 12 công ty Mỹ thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau như công nghệ, chế tạo, năng lượng và logistics. Ngoài ra, nhiều công ty thuộc bang Wisconsin của Mỹ cũng sẽ tham gia CIIE và giới thiệu các ngành công nghiệp trọng điểm của họ. Sản phẩm nhân sâm của Wisconsin cũng sẽ tham gia trưng bày nhằm thu hút thêm khách hàng Trung Quốc.Số liệu cho thấy 180 trang trại nhân sâm tại Wisconsin sản xuất khoảng 453.000 kg nhân sâm mỗi năm, với 70% trong số này được xuất sang Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới với nhóm dân số có mức thu nhập trung bình khoảng 400 triệu người và vẫn đang tăng trưởng nhanh. Chính vì vậy, sẽ không có công ty nào trên thế giới có thể bỏ qua thị trường Trung Quốc, dù là các công ty Mỹ.Việc Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra dự báo nước này sẽ nhập khẩu lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá 10.000 tỷ USD trong 5 năm tới càng thôi thúc các công ty tìm kiếm cơ hội tại thị trường lớn nhất châu Á này.
Cần nhiều hơn một hội chợ Các nhà quan sát cho rằng CIIE 2018 là câu trả lời của Chính phủ Trung Quốc cho những khiếu nại của Mỹ và các nền kinh tế khác về việc Bắc Kinh đang lạm dụng hệ thống thương mại toàn cầu.Ngoài việc đưa ra những triển vọng tươi sáng của thị trường tiêu dùng ngày càng mở rộng tăng, Trung Quốc cũng mong muốn giải quyết những lời phàn nàn thông qua các cam kết mở cửa các ngành công nghiệp của mình.
Tuy nhiên theo các nguồn tin thân cận, Washington vẫn không có kế hoạch cử một phái đoàn cấp cao đến CIIE 2018 dù đã có những dấu hiệu cho thấy hai bên đang nỗ lực hòa giải những tranh chấp thương mại.Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để có thể thảo luận sâu rộng một số vấn đề chính, với trọng tâm là thương mại.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thuế quan và công bố các biện pháp khác để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Nhưng Bắc Kinh vẫn chưa ra biện pháp cụ thể để giải quyết các khiếu nại của Washington về chính sách công nghệ của nước này. Bên cạnh đó, bất chấp những cam kết mở cửa của Bắc Kinh, các công ty nước ngoài phản ánh rằng Chính phủ Trung Quốc vẫn đang cố gắng đẩy họ ra khỏi các ngành công nghiệp đầy hứa hẹn và các công ty này cũng đối mặt với áp lực phải bàn giao công nghệ cho các công ty nội địa. Châu Âu, Nhật Bản và các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, dù tỏ ra rất thận trọng đối với chính sách thương mại của Tổng thống Trump, vẫn tỏ ra đồng tình với các khiếu nại của Mỹ. Họ nói rằng Bắc Kinh vẫn hạn chế các công ty nước ngoài tiếp cận lĩnh vực tài chính, logistics và các ngành công nghiệp dịch vụ khác.Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng tỏ ra rất thất vọng khi Bắc Kinh ngăn chặn hầu hết các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giữa công ty nước ngoài và trong nước, trong khi chính các công ty của họ lại đang đẩy mạnh hoạt động M&A trên toàn cầu.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, ông Kenneth Jarrett, nói rằng một số công ty có thể tăng doanh thu trong ngắn hạn sau khi tham gia CIIE.Nhưng hội chợ này sẽ không gây dấu ấn mạnh mẽ đối với các công ty của Mỹ cũng như các nước khác, nếu nó không đi cùng những thay đổi có ý nghĩa và đo lường được trong hoạt động thương mại của Trung Quốc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố ngăn cản cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 03/11/2018
Tờ Wall Street Journal (WSJ) nhận định tiến trình đàm phán Mỹ-Trung ngưng trệ sẽ đe dọa cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại: Trung Quốc yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng
18:48' - 02/11/2018
Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ cung cấp bằng chứng chứng minh cáo buộc đã hậu thuẫn kế hoạch nhằm đánh cắp bí mật thương mại từ một doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn có trụ sở tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hai công ty Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp bí quyết công nghệ của Mỹ
10:42' - 02/11/2018
Mỹ cáo buộc một số công ty tại Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đánh cắp bí quyết công nghệ trị giá 8,75 tỷ USD của tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Micron có trụ sở tại Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.