Cơ hội nào cho lúa mỳ biến đổi gen trên thị trường toàn cầu
Gần như tất cả các giống ngô và đậu tương ở các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đều sử dụng các giống cây trồng biến đổi gen, nhưng áp dụng công nghệ sinh học cho lúa mỳ - một loại cây lương thực chính của con người - lại không phải là lựa chọn phổ biến.
Sự gián đoạn gần đây trong nguồn cung lúa mỳ toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng các cuộc tranh luận về lúa mỳ biến đổi gen.
Ngô và đậu nành biến đổi gien - hiện được sử dụng rộng rãi làm thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học hay dầu ăn - đã được giới thiệu vào năm 1996 và nhanh chóng chiếm ưu thế trong trồng trọt ở Mỹ cũng như Brazil và Argentina, những nhà cung cấp nông sản hàng đầu thế giới.Tuy nhiên, lúa mỳ biến đổi gen chưa bao giờ được trồng cho mục đích thương mại do người tiêu dùng lo ngại các chất gây dị ứng hoặc độc tính có thể xuất hiện trong loại cây lương thực chủ yếu được sử dụng để làm bánh mỳ, mỳ ống và bánh ngọt trên toàn thế giới.
Giờ đây, quan ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu do biến đổi khí hậu và xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi quan điểm này.
Công ty công nghệ sinh học Bioceres của Argentina đang phát triển giống lúa mỳ biến đổi gen để chống chịu hạn hán tốt hơn, nhằm xây dựng vị thế dẫn trước các công ty toàn cầu lớn hơn vẫn đang tránh lĩnh vực này.Trong khi đó, Brazil đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Argentina cho phép nông dân trồng lúa mỳ biến đổi gen, sau khi có đề xuất từ một đối tác của Bioceres.
Lúa mỳ được giao dịch trên thị trường toàn cầu nên nguy cơ gián đoạn thương mại do tâm lý phản đối thực phẩm biến đổi gen có thể rất nghiêm trọng.Cách đây 20 năm, công ty hóa chất Monsanto của Mỹ đã nỗ lực thương mại hóa các giống lúa mỳ được lai tạo để chống chịu ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ Roundup, nhưng sau đó công ty đã chấm dứt chương trình này vào năm 2004.
Các khách hàng quốc tế đã đe dọa tẩy chay lúa mỳ Mỹ nếu sản phẩm này được tung ra thị trường.
Giống lúa mỳ thử nghiệm của Monsanto được cho là đã bị tiêu hủy hoặc cất giữ an toàn. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện một số cây lúa mỳ kháng thuốc Roundup đã xuất hiện nhiều năm sau đó ở một số tiểu bang của Mỹ và Canada trong các năm 2013-2014, 2016-2017 và 2019.
Điều đó khiến một số nước, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, tạm dừng nhập khẩu lúa mỳ Bắc Mỹ cho đến khi họ có thể xác nhận rằng không có giống lúa mỳ nào không được phê duyệt có thể xâm nhập vào các kênh thương mại.
Thái độ của các nước đối với cây trồng biến đổi gen cũng khác nhau trên khắp thế giới. Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu nành và ngô hàng đầu thế giới, cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen trong thức ăn chăn nuôi nhưng chỉ gần đây mới bắt đầu chấp nhận các giống cây biến đổi gen trong canh tác. Đức, quê hương của những công ty lớn về hạt giống cây trồng như Bayer và BASF, cho phép nhập khẩu đậu tương biến đổi gen. Nhưng sự phản đối trong nước đối với cây trồng sử dụng công nghệ sinh học khiến các công ty Đức tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm giống cây trồng của họ ở nước ngoài. Australia trồng và xuất khẩu bông và cải dầu biến đổi gen. Vào tháng 5/2022, nước này đã cho phép sử dụng lúa mỳ biến đổi gen của Bioceres trong thực phẩm. Tại Mỹ, một số nhà sản xuất lúa mỳ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng công nghệ sinh học để tăng lợi nhuận.Trong 25 năm kể từ khi ngô và đậu tương biến đổi gen được tung ra thị trường, tổng diện tích trồng các loại cây trồng biến đổi gen này tại Mỹ đã tăng lần lượt là 13% và 37%, trong khi diện tích trồng lúa mỳ của Mỹ giảm 37% - chạm mức thấp nhất trong hơn 100 năm vào năm 2020, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá ngô và đậu tương tăng, giá lúa mỳ giảm
18:27' - 19/11/2022
Trong phiên giao dịch 18/11, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ (CBOT) giao dịch ngược chiều nhau, trong đó giá ngô và đậu tương tăng, còn giá lúa mỳ giảm.
-
Hàng hoá
Giá lúa mỳ tăng hơn 5%
10:28' - 31/10/2022
Giá lúa mỳ trên sàn giao dịch nông sản Chicago Board of Trade (CBOT) đã tăng 5,5% lên 8,75 USD/bushel vào lúc 0 giờ 10 phút GMT (7 giờ 10 phút giờ Việt Nam).
-
Thị trường
Trung Quốc giành lại vị trí là nước dẫn đầu về nhập khẩu lúa mỳ của Australia
08:06' - 15/09/2022
Bất chấp căng thẳng thương mại chưa được hóa giải, Trung Quốc đã giành lại vị trí là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất của Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
09:15'
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,66% xuống 2.183 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.