Cơ khí nông nghiệp: Việt Nam đang ở vị trí nào?
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được nhận định có thể đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Theo tính toán của các chuyên gia, mặc dù dung lượng thị trường cho máy và thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp chỉ khoảng 500 triệu USD/năm nhưng giá trị gia tăng cho các nông sản, thực phẩm do cơ giới hóa ngành có thể đạt 5 tỷ USD/năm.
Tiềm năng là thế, song đến nay, rất nhiều máy móc phục vụ nông nghiệp trong nước vẫn chưa thể sản xuất, phải nhập khẩu từ các nước khác. *Gần 70% máy nhập khẩu Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha), Hàn Quốc (10 HP/ha).Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% số máy móc phục vụ nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện máy nông nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm gần 30% thị phần, 60% là máy nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại là Nhật Bản và Hàn Quốc. So sánh cùng chủng loại, máy sản xuất trong nước đắt hơn máy của Trung Quốc từ 15-20%. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc cơ giới hóa canh tác được thực hiện chủ yếu trong ngành trồng lúa, mía đường. Ngược lại, tỷ lệ này còn rất thấp với các cây trồng cạn khác ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu máy kéo, máy nông nghiệp sẽ tăng thêm giai đoạn từ nay đến 2025. Cụ thể, máy cấy lúa sẽ tăng nhanh bình quân từ 500 - 1.000 chiếc/năm (loại máy cấy 6-8 hàng) đồng bộ với công nghệ sản xuất mạ khay; máy thu hoạch lúa liên hợp (có bề rộng làm việc 1.8-2m) tăng từ 2.000 - 3.000 chiếc/năm, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Trung bộ và những tỉnh sản xuất lúa tập trung.
Các loại máy thu hoạch mía, cà phê, ngô, đậu, lạc có nhu cầu tăng 3-5 lần so với hiện nay. Các loại máy móc, thiết bị xử lý chất thải trong chăn nuôi ngày càng tăng nhanh. Ông Nguyễn Thể Hà, Viện trưởng Viện Công nghệ Bùi Văn Ngọ cho rằng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần hàng chục nghìn thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, hàng nghìn dây chuyền sản xuất, chế biến nông sản, hàng hóa. Đây là thị trường lớn có giá trị dự kiến lên đến hàng tỷ USD mà ngành cơ khí Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải phát triển. Theo ông Phan Tấn Bện, Giám đốc Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn, để vực dậy ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan. Trước mắt, cần tập trung đẩy mạnh nguồn vốn, nguồn nhân lực vào các nhà sản xuất nhỏ có năng lực phát triển, bởi vì chính các nhà sản xuất nhỏ này mới thấu hiểu hết những khó khăn cùng những trăn trở mà ngành cơ khí chế tạo máy đang gặp phải.Trong suốt quá trình vật lộn để tìm chỗ đứng với các dòng máy nhập khẩu hiện đại, một số nhà sản xuất nhỏ này đã xác định được năng lực cạnh tranh và tìm cho mình những sản phẩm phù hợp để tồn tại và phát triển. Và rõ ràng, họ đã có những sản phẩm cho riêng mình và đạt được những thành công nhất định.
Ông Vũ Hữu Lê, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí và xây lắp Hồng Hà (tỉnh Yên Bái) cho rằng, Chính phủ nên có chỉ đạo cho các bộ, viện, tỉnh, có các dự án và đề tài phát triển máy móc, các công cụ cải tiến cơ khí phục vụ cho nền kinh tế nói chung và các tỉnh miền núi nói riêng. Ví dụ, Yên Bái có rất nhiều quế thì đề ra chỉ tiêu năm nào hoàn thành các hệ thống sấy quế, băm cành quế... Ngoài ra, vì là các doanh nghiệp nhỏ, còn yếu nên rất cần Chính phủ có chính sách ưu đãi vay vốn, về mặt bằng, về thuế cho các xưởng, công ty cơ khí để chế tạo ra các máy móc phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo Bộ Công Thương, các chính sách phát triển cơ khí nông nghiệp cần tập trung hoàn thiện các quy định về đất đai nhằm hình thành cơ chế khuyến khích tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng cho các nhà máy chế biến và tạo thị trường cho việc áp dụng cơ giới hóa ngành nông nghiệp. Về các cơ chế hỗ trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất Chính phủ thiết lập “Gói tín dụng ưu đãi đặc biệt” để thực hiện hỗ trợ tài chính, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp và kích cầu đầu tư chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thế khó trong cơ giới hóa sản xuất lúa các tỉnh phía Bắc
15:30' - 10/07/2020
Ở khâu gieo sạ, cấy lúa, tốc độ cơ giới hóa tăng trưởng khá tuy nhiên vẫn còn đạt thấp, từ mức 5% vào năm 2008 nay đã đạt 30%; trong đó, Đồng bằng sông Hồng đạt 25% và Đồng bằng sông Cửu Long đạt 65%.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo không gian để cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp
18:07' - 23/06/2020
Theo các chuyên gia, việc ban hành chính sách mới phải tạo không gian để phát triển ngành cơ khí nông nghiệp thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Tạo thuận lợi cho đầu tư vào chế biến, cơ giới hóa nông sản
09:56' - 18/06/2020
Việt Nam hình thành các cơ sở chế biến nông sản rộng khắp với 7.500 doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.