Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Gia hạn trả lời thêm 1 tháng
Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thái Bình nêu rõ: Ngày 29/10/2018, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng đã ký công văn số 4974/BVHTTDL-KHTC đề nghị nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam qua các thời kỳ; người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam làm rõ một số nội dung liên quan đến thực hiện Kết luận Thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Đối chiếu, xác nhận các khoản công nợ; xử lý dứt điểm vướng mắc về đất đai, hoàn thiện phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thành lập Hội đồng tư vấn nghệ thuật; sớm sắp xếp việc làm, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên; rà soát các vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, đề xuất việc thu hồi tiền lương đã thanh toán không đúng quy định, chi trả tiền lương còn thiếu cho người lao động theo kết luận của Thanh tra Chính phủ… Thời hạn trả lời các yêu cầu liên quan là ngày 15/11/2018.
Tuy nhiên, phải đến ngày 12/11/2018, Hãng phim truyện Việt Nam mới nhận được công văn này và một số nghệ sỹ trong Hãng phim cho rằng thời hạn chỉ còn 3 ngày là không đủ thực hiện các yêu cầu trong văn bản 4974/BVHTTDL-KHTC của Bộ. Về vấn đề này, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thái Bình cho biết: Công văn đến chậm là sự cố hy hữu về thông tin liên lạc. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản chính thức gửi tới Hãng phim truyện Việt Nam nêu rõ Bộ gia hạn trả lời các vấn đề của công văn số 4974/BVHTTDL-KHTC với Hãng phim đến ngày 15/12/2018 thay vì ngày 15/11/2018.
Ông Nguyễn Thái Bình nêu rõ: Hãng phim truyện Việt Nam là một đơn vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên Bộ phải có trách nhiệm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Hãng. Mục tiêu cuối cùng của Bộ là làm sao có được điều kiện tốt nhất, hiệu quả hoạt động tốt nhất trong điều kiện có thể cho Hãng phim truyện Việt Nam. Mọi hoạt động thực hiện kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng bước thực hiện theo kế hoạch, có sự giám sát chặt chẽ của nhiều bộ, ngành liên quan và Thanh tra Chính phủ.
Về Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) là nhà đầu tư chiến lược, đơn vị mua lại 65% cổ phần (32,5 tỷ đồng) của Hãng phim truyện Việt Nam, kết luận thanh tra kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình, thủ tục để Tổng công ty Vận tải thủy xin rút vốn trước thời hạn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Bình khẳng định: Thực hiện kết luận thanh tra, chắc chắn Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) sẽ phải thoái vốn, rút vai trò nhà đầu tư chiến lược tại Hãng phim truyện Việt Nam trước thời hạn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thực hiện nghiêm túc kết luận này, chứ không thể có việc Bộ cố tình tìm cách cho Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) ở lại như một số báo đã nêu vấn đề…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam
20:33' - 20/09/2018
Chiều tối 20/9, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin mới về việc đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam
09:08' - 31/10/2017
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Bộ Tài chính) về việc dừng bán đấu giá lô tài sản tại CTCP Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Chính thức thanh tra việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam
12:29' - 13/10/2017
Sáng 13/10, tại Hà Nội, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.