“Cởi trói” cho doanh nghiệp ngành thực phẩm
Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội nghị phổ biến Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 6/3.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018, thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2012. Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ thay đổi cơ bản phương thức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.Đồng nghĩa với việc áp dụng phương thức quản lý dựa trên quản trị rủi ro; trong đó, có nhiều quy định mới như tự công bố sản phẩm, quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm...
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, một trong những điểm quan trọng nhất của Nghị định 15/2018/NĐ-CP là trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu như quy định cũ yêu cầu doanh nghiệp phải xin xác nhận từ cơ quan Nhà nước thì nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của mình và nộp một bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin đã công bố và mức độ an toàn của sản phẩm đó.
Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc VCCI chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, việc ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP là cuộc “cách mạng” về quản lý an toàn thực phẩm của Chính phủ, giúp "cởi trói" cho doanh nghiệp ngành thực phẩm khỏi các thủ tục quản lý hành chính nhiêu khê trước đó. Theo ông Trần Ngọc Liêm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ giúp cắt giảm tới 90% thủ tục hành chính về quản lý an toàn thực phẩm. Qua đó, cắt giảm hàng triệu ngày công, hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế, chỉ 2% số vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thực phẩm có vi phạm.Trong khi đó, từ trước tới nay các cơ quan quản lý phải huy động rất nhiều nhân lực và tài chính cho hoạt động thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, 72% số thủ tục hải quan thực hiện hiện nay cũng là thủ tục kiểm tra chuyên ngành, khiến thời gian thông quan bị kéo dài. Việc thay đổi phương thức quản lý về kiểm tra chuyên ngành từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ cắt giảm đáng kể thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, để Nghị định 15/2018/NĐ-CP đi vào thực tế, phát huy hiệu quả cải cách thủ tục hành chính về tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cần triển khai một cách thống nhất, nghiêm túc, hạn chế trường hợp cùng một quy định nhưng mỗi nơi hiểu và làm một kiểu khác nhau.Bên cạnh đó, các bộ ngành liên quan như y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cần sớm ban hành danh mục các mặt hàng, thủ tục cần kiểm tra an toàn thực phẩm phù hợp với Nghị định 15/2018/NĐ-CP để tránh sự chồng chéo, bất cập giữa các văn bản quy phạm pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Quản lý an toàn thực phẩm trong các lễ hội còn nhiều khó khăn
14:14' - 03/03/2018
Nếu các thực khách sử dụng các loại thực phẩm được bày bán lộ thiên hoặc sử dụng dụng cụ chế biến, đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh tại các lễ hội, rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, lao phổi, viêm gan…
-
DN cần biết
Tăng chế tài xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
20:54' - 01/03/2018
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm.
-
Doanh nghiệp
Pháp luật mới về an toàn thực phẩm sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp
16:08' - 23/02/2018
Việc thực thi quy định pháp luật mới về an toàn thực phẩm sẽ giúp tiết kiệm 10 nghìn ngày công và 10 nghìn tỷ đồng chi phí cho doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.