“Con đường than đá” của Trung Quốc
Hai năm sau thượng đỉnh khí hậu Paris COP21, ngày 12/12, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu mang tên "Một hành tinh" tại Paris nhằm huy động mọi tác nhân trong lĩnh vực nhà nước và tư nhân cùng chống biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh này, ngành năng lượng Pháp tham gia như thế nào vào công cuộc chống biến đổi khí hậu? Les Echos tìm cách giải đáp “Sáu câu hỏi về bước chuyển đổi đầy tham vọng của Tập đoàn Điện lực nhà nước Pháp (EDF) trong năng lượng Mặt Trời”. Libération trên trang nhất đăng ảnh Tổng thống Macron đạp xe trên phố và bình luận: “Bảo vệ môi trường bất đắc dĩ”. Bởi trước sự việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris được ký cách đây hai năm, và một số nước châu Âu không còn hăng hái, ông Macron buộc phải lèo lái con thuyền chống biến đổi khí hậu.Dù chưa bao giờ tỏ thiện chí ủng hộ “môi trường xanh”, nhưng trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu này, Tổng thống Macron đã đặt trọng tâm vào nguồn tài chính cho việc chuyển tiếp năng lượng. Libération nghi ngờ đặt câu hỏi: “Liệu đó có thật sự là một cú thúc đẩy hay đơn giản chỉ là công cụ tuyên truyền?”.Về phần mình, Le Monde trên trang nhất thông báo mở một hồ sơ dài 10 trang về khí hậu mang tựa đề “Bão tố trên hành tinh”. Trong số các bài, đáng chú ý nhất là bài viết có tựa đề: “Trung Quốc trên con đường than đá”. Tờ báo cho biết Trung Quốc là nước phát thải khí CO2 hàng đầu thế giới, và đang đầu tư rất nhiều để phát triển năng lượng sạch trên lãnh thổ quốc gia, nhưng lại xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện khắp thế giới.Vốn là “đế chế” của nhà máy nhiệt điện dùng than đá (đáp ứng tới 58% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia), Trung Quốc đang thực hiện nhiều nỗ lực to lớn để chuyển đổi xu hướng này. Năm 2016, Trung Quốc chỉ “bổ sung” 48 gigawatt nhiệt điện vào tổng sản lượng điện quốc gia và có kế hoạch giới hạn nguồn nhiệt điện này ở mức 1100 gigawatt vào năm 2020.Nếu như hàng trăm nhà máy nhiệt điện vẫn sẽ được xây dựng ở Trung Quốc, thì điều đáng báo động là các tập đoàn Trung Quốc tài trợ và xây dựng loại nhà máy này khắp nơi trên thế giới. Và dự án “Con đường tơ lụa mới” nhằm nối liền Trung Quốc với châu Âu, được tiến hành từ năm 2013, là một trong những yếu tố thúc đẩy “Con đường than đá” của Bắc Kinh.Le Monde nêu ra nhiều ví dụ. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện công suất 450 megawatt ở Tuzla cho công ty điện lực quốc gia Bosnia-Herrzégovina (11/2017), nhà máy nhiệt điện Hamrawein của Ai Cập (2016) và một loạt các nhà máy khác ở châu Á, cũng như ở Iran, Gruzia, Malawi hay Kenya…Viện Nghiên cứu Môi trường Thế giới (Global Environmental Institute) hồi tháng 5/2017, ước tính đến cuối năm 2016, tại 25 quốc gia, Trung Quốc đang tiến hành 106 dự án nhà máy nhiệt điện dùng than đá. Trong số này, có 52 dự án trong giai đoạn chuẩn bị và 54 nhà máy đang được xây dựng. Như vậy, các dự án của Bắc Kinh chiếm tới một phần ba tổng số các nhà máy nhiệt điện mới, được xây dựng trên toàn thế giới.Le Monde trích dẫn nhận xét của chuyên gia Jean François Huchet, thuộc Inalco, các tập đoàn lớn của Trung Quốc buộc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm dự án, bởi vì nhu cầu năng lượng trong nước giảm và sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.Vào năm 2009, khi thực hiện kế hoạch tái thúc đẩy kinh tế, Trung Quốc đã dự tính xây dựng quá nhiều nhà máy nhiệt điện. Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh cũng tỏ ra quyết tâm kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng loại nhà máy này.Quyết định của các nhà tài trợ quốc tế, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Âu, không cung cấp tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện nữa, đã mở ra một đại lộ thênh thang cho các tập đoàn Trung Quốc. Những doanh nghiệp này tranh thủ nguồn tài chính của Bắc Kinh, nhân danh kế hoạch “Con đường tơ lụa mới”, để thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài.Năm 2016, tổ chức phi chính phủ Mỹ Hội đồng Bảo vệ Các nguồn Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Defense Council - NRDC) đã tố cáo Trung Quốc và Hàn Quốc tài trợ mạnh mẽ cho các dự án nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài.Giới chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ cũng nghi ngờ Ngân hàng Đầu tư Cơ cở Hạ tầng châu Á (AIIB), do Trung Quốc khởi xướng năm 2016, sẽ tài trợ cho các dự án tương tự, thông qua các quỹ đầu tư.Theo các chuyên gia của Bankwatch, hai ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc - China Development Bank (CDB) và Exim Bank - đã có những chính sách tài trợ ngược lại với những cam kết được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015, trước Hội nghị Khí hậu Paris.Theo các chuyên gia đó, cần nhanh chóng kiểm soát các khoản đầu tư của Nhà nước vào những dự án phát thải nhiều CO2. Mặc dù có một quy định buộc các doanh nghiệp phải cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến những dự án gây ra các tác động lớn về môi trường và đối với con người, hai ngân hàng nói trên cũng như các ngân hàng thương mại Trung Quốc, thường xuyên cất giấu nhiều thông tin.Sự thâm nhập của các nhà sản xuất và tài chính Trung Quốc vào vùng Balkan đã gây bất ngờ, đặc biệt là châu Âu. Trong năm 2013, Trung Quốc tiến hành nhiều dự án trong khu vực, mở đàm phán tại Montenegro, Serbia, Bosnia, Romania. Nhiều dự án được trình bày như là sự hỗ trợ về công nghệ sạch. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đó chỉ là những công nghệ giúp kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hậu quả của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris
05:30' - 20/12/2017
Hồi tháng 6, Tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu, được ký kết 18 tháng trước đó nhân Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP 21 tại Paris.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố rút khỏi WCA và cam kết chống biến đổi khí hậu
18:27' - 19/12/2017
Tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới BHP ngày 19/12 tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp hội Than thế giới (WCA).
-
Ngân hàng
HSBC cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD chống biến đổi khí hậu
10:45' - 08/11/2017
HSBC sẽ tăng cường hỗ trợ cho năng lượng sạch và những công nghệ phát thải ít carbon hơn cũng như các dự án hỗ trợ thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu đang gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
12:00' - 31/10/2017
Với những đợt nắng nóng gay gắt, sự lây lan của các bệnh do muỗi truyền và tình trạng suy dinh dưỡng do mùa màng thất bát, biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
-
Kinh tế Thế giới
Nicaragua ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu
09:07' - 24/10/2017
Ngày 23/10, Nicaragua đã ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến Mỹ và Syria là hai quốc gia duy nhất còn nằm ngoài thỏa thuận khí hậu toàn cầu này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.