Nicaragua ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Chính phủ Tổng thống Daniel Ortega cho biết thỏa thuận toàn cầu năm 2015 này là công cụ quốc tế duy nhất có thể hỗ trợ các nước ứng phó với vấn đề ấm lên toàn cầu cùng những ảnh hưởng của nó.
Trước đó, quốc gia Trung Mỹ này đã từ chối ký thỏa thuận với lý do nó không đủ để chống lại việc toàn cầu ấm lên.
Trợ lý Tổng Thư ký Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc Elliott Harris đã hoan nghênh thông báo của Nicaragua, trong đó nhấn mạnh đến cam kết của cộng đồng quốc tế nhằm thể hiện trách nhiệm đầy đủ đối với Trái Đất - hành tinh chung của loài người.
Quan chức này kêu gọi thế giới tiếp tục các nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, một trong những thách thức lớn nhất của thời đại này.
Trong khi đó, Tổ chức Môi trường Nicaragua Centro Humboldt cũng hoan nghênh quyết định của chính phủ tham gia hiệp định toàn cầu này.
Theo Giám đốc tổ chức này, ông Victor Campos, việc chính phủ cần làm là vạch ra cách thức Nicaragua tham gia văn kiện chống biến đổi khí hậu toàn cầu và tổ chức này đã lên kế hoạch hối thúc xây dựng một chương trình hành động cấp quốc gia liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Quyết định tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu của Nicaragua được công bố ít tuần sau khi cơn bão nhiệt đới Nate càn quét khu vực Trung Mỹ, trong đó có Nicaragua, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Thiên tai cho thấy mức độ dễ tổn thương của Nicaragua và các quốc gia láng giềng trước ảnh hưởng tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu. Cơn bão khiến ít nhất 32 người thiệt mạng tại Trung Mỹ, trong đó có 15 người tại Nicaragua, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đã có 196 nước tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, trong đó có những nước phát thải nhiều khí thải như Trung Quốc.
Theo văn kiện này, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tham gia văn kiện này với cam kết cắt giảm khoảng 26-28% lượng khí thải vào năm 2025.
Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố bắt đầu tiến trình rút khỏi Hiệp định Paris trong 3 năm với lý do thỏa thuận này gây nhiều thiệt hại kinh tế cho Mỹ./.
Xem thêm:
>>>Sạt lở bờ sông, bờ biển ở Bến Tre diễn biến phức tạp
>>>Tìm giải pháp phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ thiên tai lũ ống, lũ quétTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
10:43' - 27/09/2017
Thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giải pháp phi công trình, giải pháp công trình trong việc xây dựng quy hoạch phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng thị sát khu vực ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
18:24' - 26/09/2017
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đi thị sát bằng trực thăng các khu vực bị ảnh hưởng và tác động bởi biến đổi khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ rút khỏ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
07:29' - 17/09/2017
Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định này, trừ khi có thể tái tạo tham gia với những điều khoản có lợi hơn cho đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ứng dụng thông tin thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu
15:20' - 20/08/2017
Vviệc sử dụng dữ liệu thời tiết để phục vụ trong canh tác sản xuất là một trong những giải pháp thích hợp nhất với tình hình và nhu cầu hiện tại của nền nông nghiệp châu Á – Thái Bình Dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.