Công bố Bộ pháp điển Việt Nam
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9 nghìn văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khẳng định, Bộ pháp điển có vai trò, ý nghĩa, giá trị thiết thực trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tra cứu của các quy định pháp luật; đồng thời, thông qua việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu các quy định pháp luật, Bộ pháp điển góp phần giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Việc đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, nhiệm vụ này sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm phối hợp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; thường xuyên cập nhật, quản lý, duy trì kết hợp với truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn để từng cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội khai thác, sử dụng hiệu quả Bộ Pháp điển.Bên cạnh đó, quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, bảo đảm nguồn dữ liệu về văn bản pháp luật "đúng, đủ, sạch, sống" vận hành liên tục, ổn định, không chỉ phục vụ việc tra cứu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thực hiện mục tiêu công khai, minh bạch hệ thống pháp luật, mà còn là cơ sở để triển khai hiệu quả các công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy cho biết, theo quy định pháp luật, nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện định kỳ 5 năm một lần. Qua việc hệ thống hóa văn bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tổng hợp, rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp) trong kỳ để xác định và công bố chính xác các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực; các văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; các văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần cũng như các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã cho thấy bức tranh tổng thể về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương, nhất là về tình trạng hiệu lực của các văn bản; là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng phục vụ việc xây dựng, áp dụng và thi hành pháp luật.
Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 3 (2019-2023) trên cả nước đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương do các bộ, ngành hệ thống hóa, tổng số văn bản còn hiệu lực: 8.489 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 4.019 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 1.724 văn bản; tổng số văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc bạn hành mới: 760 văn bảnTại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận nhằm tiếp tục triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm chất lượng, hiệu quả và công tác xây dựng, hoàn thiện, đưa Bộ pháp điển vào cuộc sống.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
15:35' - 02/11/2024
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Chính sách mới
17 Nghị định, Thông tư có hiệu lực từ tháng 11/2024
15:24' - 01/11/2024
Bẩy Nghị định của Chính phủ và 10 Thông tư của các Bộ Giáo dục và Đào tạo; KHCN; NHNN; Tài chính; Quốc phòng; Công an; Tư pháp có hiệu lực từ tháng 11/2024.
-
Đời sống
Bộ Tư pháp kiểm tra việc hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật tại Bến Tre
17:46' - 22/10/2024
Ngày 22/10, Đoàn Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ Tư pháp làm việc tại xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bầu cử Mỹ 2024: Tòa án Pennsylvania cho phép tỷ phú E.Musk tặng tiền cho cử tri
08:49'
Tỷ phú Elon Musk hiện là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ ông Trump quay trở lại Nhà Trắng. Chương trình tặng quà cho cử tri nêu trên được tiến hành tại 7 bang “chiến địa”.
-
Kinh tế và pháp luật
TikTok lần đầu tiên đối mặt vụ kiện tập thể tại Pháp
07:00'
Các luật sư cho biết 7 gia đình tại Pháp vừa khởi kiện mạng xã hội TikTok với cáo buộc nền tảng này cho phép một số trẻ vị thành niên xem nội dung độc hại, dẫn đến 2 trẻ tự tử khi mới 15 tuổi.
-
Kinh tế và pháp luật
TikTok lần đầu tiên đối mặt vụ kiện tập thể tại Pháp
07:00'
Các luật sư cho biết 7 gia đình tại Pháp vừa khởi kiện mạng xã hội TikTok với cáo buộc nền tảng này cho phép một số trẻ vị thành niên xem nội dung độc hại, dẫn đến 2 trẻ tự tử khi mới 15 tuổi.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Trương Mỹ Lan xin nhận được khoan hồng
19:49' - 04/11/2024
Trương Mỹ Lan cho biết bản thân không có ý kêu oan, mà chỉ xin Hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng xem xét lại quá trình, bối cảnh hành vi của bị cáo để bị cáo nhận được sự nhân đạo của pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo hầu tòa
12:58' - 04/11/2024
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 47 bị cáo khác.
-
Kinh tế và pháp luật
Cần Thơ triệt phá nhiều vụ vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu
10:46' - 04/11/2024
Trong những tháng cuối năm 2024, Cục QLTT thành phố Cần Thơ tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện nghiêm công tác chống buôn lậu, đặc biệt là thuốc lá điếu nhập lậu
-
Kinh tế và pháp luật
Fisher-Price thu hồi hơn 2 triệu nôi rung cho trẻ sơ sinh
07:44' - 04/11/2024
Hãng đồ cho trẻ sơ sinh Fisher-Price vừa thông báo thu hồi một số bộ phận của hơn 2 triệu sản phẩm nôi rung trên khắp Bắc Mỹ vì nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh, sau 5 trường hợp tử vong.
-
Kinh tế và pháp luật
Hơn 460 công ty Nhật Bản vi phạm trong sử dụng thực tập sinh nước ngoài
08:04' - 03/11/2024
Vi phạm phổ biến nhất là không tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe của người lao động, với 131 trường hợp.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều tra hành vi phá hoại trên tuyến cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
09:42' - 02/11/2024
Tập đoàn Sơn Hải (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa gửi đơn tố giác tội phạm đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi có dấu hiệu phá hoại trên tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu.