Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2016
Theo Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 (PAR INDEX 2016) được Bộ Nội vụ công bố chiều 30/5, trong khối các cơ quan bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu bảng xếp hạng với kết quả đạt được là 92,68%, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả 71,91%.
Khoảng cách giữa Bộ đạt Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 cao nhất với Bộ có kết quả thấp nhất là 20,77%. Trong bảng xếp hạng đối với các địa phương, thành phố Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với kết quả Chỉ số đạt được là 90,32%.
Ngược lại, Hậu Giang là địa phương có Chỉ số cải cách hành chính đứng cuối bảng, đạt 62,55%, thấp hơn 27,77% so với Đà Nẵng.
* Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính khối bộ, ngành là 80,94%
Bộ Nội vụ cho biết, kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các bộ chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, đạt kết quả Chỉ số cải cách hành chính trên 80% bao gồm 9 bộ, cơ quan ngang bộ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhóm thứ hai, đạt kết quả Chỉ số cải cách hành chính từ trên 70% đến dưới 80% gồm 10 bộ, cơ quan ngang bộ: Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Thanh tra Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 80,94%. Không có Bộ nào có kết quả Chỉ số cải cách hành chính dưới 70%. Giá trị trung bình của các chỉ số thành phần theo từng lĩnh vực đã phản ánh kết quả đạt được của 19 bộ, cơ quan ngang bộ trong triển khai từng nội dung cải cách hành chính.
Các lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và đánh giá tác động của cải cách hành chính có giá trị trung bình trên 80%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Dân tộc và Bộ Giao thông Vận tải là 5 đơn vị đứng đầu Chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính, đạt kết quả 100%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính, với kết quả là 61,90%.
Tại lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 2 đơn vị dẫn đầu, cùng đạt 100% số điểm ở lĩnh vực này. Bộ Xây dựng xếp ở vị trí cuối cùng đạt Chỉ số thành phần 57,14%.
Lĩnh vực hiện đại hóa hành chính có kết quả thấp nhất trong số 8 lĩnh vực của Chỉ số cải cách hành chính, với giá trị trung bình 61,15%.
Qua nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã cho thấy những bất cập của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính cao nhất 90,48%. Trong khi đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Chỉ số thành phần Hiện đại hóa hành chính thấp nhất với kết quả là 28,57%.
Giá trị trung bình của Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính mà các bộ đạt được là 81,84%. Có 8 bộ đạt Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính trên mức trung bình.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có số điểm 35,18/38 điểm, đạt Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính 92,58%, là đơn vị dẫn đầu trong số 19 bộ, cơ quan ngang bộ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng là đơn vị đạt được tỷ lệ điểm số cao nhất ở 5/6 nội dung tác động.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ là đơn vị có số điểm đánh giá tác động của cải cách hành chính thấp nhất là 27,69 điểm, đạt Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính là 72,86%.
* Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính các địa phương là 74,64%
Theo kết quả đánh giá, Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các tỉnh, thành phố có giá trị trung bình đạt 74,64%; trong đó, có 30/63 đơn vị đạt kết quả trên giá trị trung bình.
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 được chia thành 4 nhóm, gồm nhóm A có Chỉ số cải cách hành chính trên 90%, nhóm B từ 80% đến dưới 90%, nhóm C từ 70% đến dưới 80% và nhóm D, Chỉ số cải cách hành chính dưới 70%.
Với nhiều mô hình cải cách hay, các giải pháp mới được thí điểm áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách, được nhiều địa phương khác đến nghiên cứu, học tập, triển khai đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, Đà Nẵng là địa phương duy nhất có kết quả Chỉ số thuộc nhóm A.
Trong số 8 lĩnh vực đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính là lĩnh vực có kết quả Chỉ số thành phần có giá trị trung bình cao nhất, đạt 91,51%.
Theo báo cáo, hầu hết các tỉnh, thành phố đã thường xuyên rà soát để kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc đúng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Việc thành lập, giải thể, sáp nhập tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đều được thực hiện theo đúng nguyên tắc, thẩm quyền được phân cấp; đồng thời, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức.
Có 9 địa phương đạt tỷ lệ điểm tối đa ở Chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính gồm: Đà Nẵng, Hà Nội, Phú Yên, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Hai địa phương có kết quả này thấp nhất là Hải Dương và Hậu Giang, cùng đạt 58,33%. Có 8 tỉnh, thành phố cùng đứng vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng về cải cách tài chính công với tỷ lệ điểm đạt được là 100%.
Trong nhóm 5 địa phương xếp cuối đều chỉ đạt tỷ lệ điểm dưới 40% thì Lào Cai là địa phương có kết quả thấp nhất với tỷ lệ điểm là 25%.
Theo kết quả đánh giá, Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính tại các tỉnh, thành phố có giá trị trung bình là 80,29%. Trong đó, 29/63 địa phương đạt kết quả Chỉ số trên giá trị trung bình. Tỉnh Phú Thọ là địa phương dẫn đầu về kết quả Chỉ số đánh giá tác động của cải cách hành chính, đạt 95,50%.
4 đơn vị khác có kết quả Chỉ số tác động đạt trên 90% là Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương. Trong khi đó, 4 địa phương đứng cuối Chỉ số này đều có kết quả đạt dưới 70%; Cao Bằng là đơn vị có Chỉ số tác động thấp nhất với tỷ lệ điểm đánh giá chỉ đạt 65,89%.
Kết quả đánh giá tác động của cải cách hành chính theo 8 nhóm tác động cho thấy, trong năm 2016, nhóm tác động của cải cách hành chính đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức có tỷ lệ điểm trung bình cao nhất, đạt 85,77%.
Điều này cho thấy, những nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của các địa phương trong năm 2016 đã tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính, đơn giản hóa thành phần hồ sơ thủ tục hành chính và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để phục vụ người dân, tổ chức đến làm thủ tục hành chính.
Cùng với đó, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức giải quyết thủ tục hành chính cũng từng bước được nâng lên, thể hiện ở kết quả đánh giá tác động của cải cách hành chính đến đội ngũ công chức giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ điểm trung bình khá cao, đạt 82,92%, xếp ở vị trí thứ 2/8 nhóm tác động.
Tuy vậy, chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập chưa được đánh giá cao, nhất là đối với dịch vụ sự nghiệp y tế công lập và dịch vụ giáo dục công lập. Điều này thể hiện ở kết quả đánh giá chất lượng 2 loại dịch vụ trên vẫn còn ở mức khá thấp, chỉ đạt tỷ lệ điểm 72,37%./.
Xem thêm:
>>Thay đổi nhân sự Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
>>Sơn La công khai số điện thoại đường dây nóng về cải cách hành chính
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp kỳ vọng Tp. Hồ Chí Minh có bước đột phá về cải cách hành chính
16:51' - 07/03/2017
Cải cách thể chế hành chính đã được xác định là một trong những vấn đề trọng tâm để xây dựng cơ chế chính sách đột phá, tạo nền tảng vững chắc cho thành phố phát triển nhanh và mạnh hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng sự hài lòng của người dân
15:27' - 23/01/2017
Năm 2017, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ và cải cách dịch vụ công để tăng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương cam kết tiên phong trong cải cách hành chính
20:17' - 13/12/2016
Bộ Công Thương đã bãi bỏ hàng trăm thủ tục theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, người dân. Công tác này sẽ được toàn ngành Công Thương tiếp tục chú trọng và thực hiện quyết liệt trong năm 2017.
-
DN cần biết
Cải cách hành chính hải quan tạo thuận lợi thúc đẩy kinh tế
07:02' - 12/12/2016
Yêu cầu tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế đã đặt ra cho công tác hải quan nhiệm vụ cấp bách là phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.