Công bố Chỉ số PAPI 2022: Quảng Ninh dẫn đầu, Đà Nẵng tụt hạng
Chỉ số PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Trung ương và địa phương, Công ty Phân tích Thời gian thực và UNDP tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị công bố Báo cáo PAPI 2022, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết: Báo cáo PAPI 2022 trình bày kết quả ý kiến phản hồi từ hơn 16.000 người tham gia khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh, thành phố, trong đó hơn 1.180 người tạm trú. Cả hai đều là những con số kỷ lục trong 14 năm thực hiện khảo sát PAPI.
* Quảng Ninh dẫn đầu, Đà Nẵng tụt hạng
Báo cáo PAPI 2022 trình bày kết quả cung cấp hành chính công cấp tỉnh ở tám chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường và Quản trị điện tử.
Có 2 tỉnh là Bắc Ninh, Bắc Giang - không đưa vào đánh giá do dữ liệu khảo sát không chính xác.
Các tỉnh/thành phố trong nhóm “cao” gồm 6 tỉnh/thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và 6 tỉnh/thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Các tỉnh/thành phố trong số 14 địa phương trong nhóm “thấp” thuộc các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, và Đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý là khoảng cách trong hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2022 giữa nhóm điểm cao nhất và điểm thấp nhất có xu hướng thu hẹp, có nghĩa là theo đánh giá của người dân, hiệu quả quản trị và hành chính ở nhiều tỉnh/thành phố không tăng so với năm 2021. Kết quả xếp hạng cụ thể cho thấy Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu, đứng thứ hai là Bình Dương, thứ ba là Thanh Hóa. Cao Bằng là địa phương xếp vị trí cuối. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu PAPI cho biết trong các tỉnh, thành phố, đáng chú ý sau nhiều nỗ lực, Hà Nội đã vươn lên từ vị trí thấp trong năm 2020 lên nhóm có vị trí cao nhất trong năm 2022. Ngược lại, Đà Nẵng lại tụt xuống nhóm có vị trí trung bình sau nhiều năm đứng ở top đầu. So với kết quả PAPI năm 2021, có 33 tỉnh/thành phố đạt mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 1 "Tham gia của người dân ở cấp cơ sở"; 18 tỉnh/thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 2 "Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương" và 30 tỉnh/thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở Chỉ số nội dung 8 "Quản trị điện tử". Tuy nhiên, 29 tỉnh/thành phố giảm sút đáng kể ở Chỉ số nội dung 7 "Quản trị môi trường", 18 tỉnh/thành phố giảm sút đáng kể ở Chỉ số nội dung 4 "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" và 18 tỉnh/thành phố giảm sút đáng kể ở Chỉ số nội dung 6 "Cung ứng dịch vụ công".* Người dân kỳ vọng về nền quản trị hiệu lực, hiệu quả
Báo cáo PAPI năm 2022 phản ánh sự lạc quan của người dân về kinh tế tuy vẫn còn nỗi lo ngại về tác động của đại dịch. Báo cáo cho thấy sự thay đổi quan điểm của người dân về hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương trong bối cảnh người dân kỳ vọng về nền quản trị hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Những nỗ lực của Việt Nam trong năm 2022 nhằm khắc phục các tác động kinh tế-xã hội của hai năm đại dịch COVID-19 đã giúp tăng niềm tin của người dân vào điều kiện kinh tế của hộ gia đình và của quốc gia trong năm qua. Có tới 66,1% số người được hỏi đánh giá nền kinh tế quốc gia là “tốt” vào năm 2022 – tăng 19,4% so với một năm trước đó.
Cũng ở câu hỏi này, tỉ lệ người dân đánh giá điều kiện kinh tế của đất nước là “kém” giảm tới 13,7% so với tỉ lệ 19,8% của năm 2021 xuống còn 6,1% năm 2022. Tương tự như vậy, ở cấp hộ gia đình, tỉ lệ người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ của mình là “kém” giảm từ 15,3% năm 2021 xuống còn 11,4% năm 2022. Tuy cảm nhận về điều kiện kinh tế khá hơn, tác động của hai năm đại dịch vẫn còn đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều người vẫn còn nỗi lo ngại về ảnh hưởng của đại dịch, trong đó người dân tộc thiểu số và phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tỉ lệ nghèo đói và việc làm không ổn định cao hơn ở hai nhóm này. Sự chuyển dịch sang thời kỳ hậu đại dịch cũng được phản ánh trong ý kiến của người dân khi được hỏi về những vấn đề hệ trọng nhất cần Nhà nước tập trung giải quyết trong năm 2022. Tỉ lệ lựa chọn vấn đề y tế và bảo hiểm y tế là vấn đề hệ trọng nhất, giảm mạnh từ 23,84% theo khảo sát PAPI 2021 xuống 6,38% theo khảo sát PAPI 2022. Báo cáo PAPI 2022 cho thấy, mặc dù Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ trên toàn quốc, song người dân vẫn bày tỏ quan ngại hơn về tham nhũng so với một năm trước đó. Xét trên chỉ số nội dung kiểm soát tham nhũng trong khu vực công nói chung, đây là lần đầu tiên có xu hướng suy giảm của kết quả này kể từ năm 2015. Cuộc khảo sát cho thấy, người dân ít biết đến giá đất, có tới 70% số người được hỏi không biết giá đất trên thị trường hoặc không biết giá đất chính thức do địa phương ban hành. Về hiệu quả quản trị điện tử, các cấp chính quyền địa phương vẫn còn nhiều việc phải làm để người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhiều hơn, tương xứng với tỉ lệ lớn người dân đang sử dụng Internet hiện nay.Về việc sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia, số người trả lời cho biết họ đã sử dụng hoặc có hồ sơ người dùng trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia còn rất thấp: chưa tới 5% số người trả lời cho biết họ đã sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia cho các mục đích khác nhau và khoảng 3% đã thiết lập hồ sơ người dùng trên Cổng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc về Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh 2022
11:33' - 12/04/2023
Ngày 12/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tổ chức lễ công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022
13:36' - 05/04/2023
Báo cáo PCI 2022 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ gần 12000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Cuộc khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên, bài bản và khoa học theo các chuẩn mực cao của thế giới
-
Ý kiến và Bình luận
ADB: Đầu tư công là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
13:49' - 04/04/2023
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức họp báo về dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6%
21:41' - 31/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 31/3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho thấy kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã