Công bố Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Ngày 9/3 tại Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022.
Theo đó, Top 10 của bảng xếp hạng gồm những tên tuổi như: Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas, Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt, Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hoàng Mai, Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê, Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Nam Hoa, Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt và Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam.
Theo đại diện Vietnam Report, Bảng xếp hạng FAST500 đã bước sang năm thứ 12 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu. Bên cạnh đó, còn là các tiêu chí như tổng tài sản, vốn chủ sỡ hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
Sơ bộ đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp FAST500 trong năm 2021, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho hay, Bảng xếp hạng FAST500 năm nay có sự tham gia trả lời khảo sát của 186 doanh nghiệp; trong đó, 75,8% số doanh nghiệp cho biết vẫn giữ vững được đà tăng trưởng về doanh thu trong năm 2021 và 23,7% doanh nghiệp còn lại thì bày tỏ doanh thu của họ bị giảm đi so với năm 2020.
Cùng đó, có 72,6% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng lên so với năm 2020 và gần 1/3 doanh nghiệp trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 75%. Đa số các doanh nghiệp đều tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong khoảng dưới 50% so với năm 2020, chỉ khoảng 14% doanh nghiệp ghi nhận sự giảm sút về cả hai chỉ tiêu của năm 2021 so với năm 2020.
Để đạt được những thành tích ấy, theo các doanh nghiệp FAST500 là nhờ triển khai tốt công tác điều hành, kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó với dịch bệnh. Kế đến, với lợi thế sẵn có đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao cũng góp phần làm nên thành công của gần 87% doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Ngoài ra, 73% doanh nghiệp còn cho biết, đóng góp vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500 chính là sự tập trung khai thác và phát triển thị trường hiện có; 54,1% doanh nghiệp lại ghi nhận, có được sự tăng trưởng là nhờ vào việc phát triển các dòng sản phẩm mới và ứng dụng thành công chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.
Có thể thấy rằng, so với năm 2020, khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện, các doanh nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn. Sang tới năm 2021, các doanh nghiệp đã chủ động hơn với các biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt và phù hợp để dần thích nghi với bối cảnh mới.Song song với đó, các doanh nghiệp FAST500 vẫn tiếp tục duy trì các chiến lược kinh doanh cốt lõi như phát triển thị trường hiện có, phát triển các dòng sản phẩm mới và khai phá phân khúc thị trường tiềm năng.
Bước sang năm thứ ba kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số cũng đã được xem như sự lựa chọn mang tính thời sự, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp chứ không còn là thời gian để “dè dặt” thử nghiệm.Qua đó, các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, tồn tại và thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh chưa biết đến khi nào mới kết thúc. Một trong những minh chứng rõ nét nhất là sự bùng nổ của các kênh thương mại điện tử trên các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki... trong giai đoạn vừa qua.
Đồng thời, khi Việt Nam chuyển đổi quan điểm trong phòng chống dịch thì chuyển đổi số càng trở thành điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp để có thể quản lý và vận hành công việc một cách trôi chảy, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí hoạt động.
Ông Vinh cho biết thêm, điểm đáng lưu ý từ kết quả khảo sát FAST500 lần này là tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về các yếu tố liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh đóng góp cho tăng trưởng là rất thấp. Điều này cho thấy có sự chững lại về những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.Nguyên nhân khách quan là do các cơ quan quản lý Nhà nước chú trọng nhiều hơn tới phòng chống dịch và thực hiện các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Vì thế những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại, khiến điểm số cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, chỉ số phát triển bền vững và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của nước ta bị giảm xuống trong hai năm trở lại đây.
Bước sang năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đang đặt kỳ vọng vào Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, để các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn, ông Vinh nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- COVID-19
- công ty
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021
18:07' - 30/11/2021
Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), ngày 30/11, cơ quan này phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36' - 15/01/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
19:32' - 15/01/2025
Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm: Tăng trách nhiệm cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm
19:02' - 15/01/2025
Công an đã kết luận các cơ sở sản xuất giá đỗ vừa qua tại tỉnh là cố tình sử dụng chất cấm. Về mặt pháp lý đã đầy đủ; cơ sở làm sai, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì bị xử phạt, xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay của Trung Quốc
18:46' - 15/01/2025
Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả của Tập đoàn COMAC cũng như mong muốn hợp tác kinh doanh với các hãng hàng không của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường song hành Vành đai 4
18:44' - 15/01/2025
Vùng với việc thực hiện tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh và phấn đấu hoàn thành đường song hành của tuyến đường quan trọng bậc nhất này trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
17:41' - 15/01/2025
Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với quy mô sử dụng đất 200,39 ha. Tổng vốn đầu tư là 2.252,671 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 337,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh chủ động giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm
17:40' - 15/01/2025
Năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh được giao giải ngân đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng, cộng thêm nguồn vốn Trung ương, con số phải chi rất lớn, lên đến 85.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ
17:12' - 15/01/2025
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Séc sau 6 năm, nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
17:11' - 15/01/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.