Công nghệ và tài chính sẽ là mặt trận tiếp theo trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bắt nguồn từ cạnh tranh địa chính trị. Vì vậy, dù một thỏa thuận “đình chiến” có thể giúp giảm leo thang xung đột thương mại và củng cố tâm lý thị trường trong thời gian tới, nhưng cạnh tranh chiến lược nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong những năm tới. Công nghệ và tài chính có thể sẽ là trọng tâm tiếp theo của cuộc xung đột.
Trang mạng scmp.com ngày 25/12 nhận định dù hai nước có thể không bao giờ trở thành những người bạn tốt nhất, song xét trên khía cạnh lợi ích cá nhân, một cuộc "Chiến tranh Lạnh" Mỹ-Trung toàn diện cũng khó có thể xảy ra.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 cận kề, một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” với những mục tiêu dễ thực hiện có thể đạt được trong những tuần tới, cho phép các vấn đề khó khăn hơn (liên quan đến chuyển giao công nghệ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế) có thể được đẩy sang giai đoạn đàm phán trong tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm bớt tham vọng trong các chính sách công nghiệp của mình.
Đặc biệt, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không đề cập đến dự án “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” trong bài phát biểu chính sách thường niên trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hồi tháng 3 vừa qua, còn các phương tiện truyền thông trong nước cũng ngừng thổi phồng dự án này quá mức.
Hơn nữa, để tăng năng suất và đẩy mạnh đổi mới, Bắc Kinh được khuyến khích mở cửa thị trường vốn trong nước và tìm kiếm sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn - cả hai đều phù hợp với những yêu cầu chính của Washington.
Tuy nhiên, về lâu dài, nguy cơ đang gia tăng, và một cuộc tranh chấp thương mại có thể biến thành một cuộc chiến tranh giành quyền uy công nghệ và tài chính.
Washington đã phóng “loạt đạn” đầu tiên, cụ thể là liệt tập đoàn công nghệ Huawei và các công ty công nghệ quan trọng khác của Trung Quốc vào “danh sách thực thể”.
Nhiều tính toán cũng đang được thực hiện để ngăn cản các quỹ hưu trí công cộng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc và ngăn việc niêm yết Tiếp nhận lưu chiểu Mỹ (ADR - một công cụ dùng để huy động vốn trên thị trường Mỹ và quốc tế) của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Về phần mình, Bắc Kinh đã lập danh sách thực thể của riêng mình và có lẽ, để trả đũa, đã gây áp lực với các công ty Mỹ đang làm ăn với Trung Quốc.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng lên kế hoạch phát hành loại tiền kỹ thuật số, được ngân hàng trung ương hậu thuẫn lần đầu tiên trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu.
Thế trận trong lĩnh vực công nghệ và tài chính dường như đã được vạch ra. Hai bên - xuất phát từ các giá trị khác nhau cơ bản - khó có thể hòa giải trong dài hạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn liên hệ chặt chẽ với Mỹ về việc ký thỏa thuận thương mại
17:20' - 26/12/2019
Trung Quốc vẫn đang liên hệ chặt chẽ với Mỹ về việc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
-
Kinh tế Thế giới
Những điểm sáng kinh tế Trung Quốc
20:30' - 25/12/2019
Trung Quốc đã chứng minh nhiều nhận định của giới chuyên gia rằng nền kinh tế thứ hai thế giới sụp đổ trong năm 2019 là quá vội vã và phiến diện.
-
Kinh tế Thế giới
Mở rộng thị trường xuất khẩu - "vũ khí" của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
05:30' - 23/12/2019
Trung Quốc đã mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn, trong đó xuất khẩu sang châu Âu đang trên đường vượt xuất khẩu sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Thời điểm ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc đã cận kề
09:47' - 22/12/2019
Thời điểm Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã "rất cận kề". Trên đây là tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.