Công nghệ Vạn vật kết nối Internet và những xu hướng chủ đạo năm 2018
IoT được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2018, khi ngày càng nhiều thiết bị được kết nối Internet mỗi ngày. Trong đó các ngành bán lẻ, chăm sóc y tế và chuỗi cung ứng có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất xét về IoT.
Ngành bán lẻ đang phát triển và kỳ vọng có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ IoT để kết nối với khách hàng, phát triển thương hiệu và nâng cao trải nghiệm cá nhân của người tiêu dùng.Bên cạnh đó, các ngành như chăm sóc y tế và chuỗi cung ứng cũng đang sử dụng IoT để kết nối với bệnh nhân thông qua các thiết bị mang theo người (wearable device), hay theo dõi chu trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
Toàn bộ tiềm năng của IoT đang dần được khám phá theo những cách khác nhau và nhiều ứng dụng mới của công nghệ này có thể sẽ được áp dụng trong năm 2018.
Tuy nhiên, công nghệ IoT cũng sẽ ngày càng bị phân mảnh. Cũng như kịch bản đã từng xảy ra với các giải pháp điện toán đám mây, sự phân mảnh này sẽ tạo ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp khi phải giải quyết các vấn đề về khả năng tương thích trong ngành của mình.Việc phân mảnh cũng khiến những quan ngại về an ninh mạng gia tăng, khi công nghệ càng phức tạp thì càng nảy sinh nhiều thách thức về an ninh mạng. Tìm ra một giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho dữ liệu sẽ là một mục tiêu lớn trong năm 2018.
Sự chuyển hướng từ tiêu chí ưu tiên trước hết cho di động (mobile-first) sang tiêu chí chỉ phục vụ cho di động (mobile-only) có thể sẽ vẫn tiếp diễn, trong bối cảnh các nền tảng di động sẽ trở thành hệ thống quản trị trên thực tế đối với các thiết bị IoT. Năm 2018 sẽ còn chứng kiến nhiều sự chuyển dịch sang việc phát triển các nền tảng di động. Ngoài ra, khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra thông qua công nghệ IoT sẽ nằm ngoài khả năng quản lý của con người, và trong bối cảnh đó, những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật máy học (machine learning) sẽ trở nên rất cần thiết.Các công nghệ tiên tiến hơn này sẽ phải tìm ra cách thức để hỗ trợ cho công nghệ IoT đang phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, năm 2018 cũng sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ và phần mềm phân tích phục vụ cho các thiết bị IoT.
Software Advice, SAS, SAP, và Teradata là số ít những công ty phân tích gây được tiếng vang trong lĩnh vực này. Ngoài ra, nhiều tên tuổi mới cũng được dự đoán sẽ xuất hiện khi khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra thông qua công nghệ IoT đòi hỏi phải có những công cụ quản lý phức tạp và tinh vi.
Trang mạng Business Insider dự đoán nguồn vốn kinh doanh chi cho các giải pháp IoT sẽ chạm mức 6.000 tỷ USD vào năm 2021. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đổ tiền vào khai thác các tiềm năng của công nghệ IoT nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng trong hầu như tất cả các ngành. Theo một số chuyên gia phân tích, năm 2018 có thể không phải là một năm phát triển rực rỡ đối với công nghệ IoT nhưng cũng sẽ ghi nhận nhiều thành tựu lớn, góp phần xây dựng một nền tảng rộng lớn và vững chắc hơn cho công nghệ này trong 5 năm tới.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Các hãng công nghệ vất vả "vá" lỗ hổng bảo mật chip
16:11' - 05/01/2018
Giữa lúc các công ty đẩy nhanh việc “vá” lỗ hổng bảo mật, giới chuyên gia cũng đang “vật lộn” để xác định xem những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ thiết bị trên toàn thế giới như thế nào.
-
Kinh tế Thế giới
Bắc Kinh xây dựng công viên công nghệ phát triển trí tuệ nhân tạo
16:13' - 03/01/2018
Một công viên công nghệ dùng để phát triển trí tuệ nhân tạo sẽ được xây dựng tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.
-
Chuyển động DN
Các công ty Hàn Quốc sẽ đầu tư 9,36 tỷ USD vào công nghệ 5G
18:10' - 02/01/2018
Các nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc có thể sẽ đầu tư hơn 10.000 tỷ won (9,36 tỷ USD) vào công nghệ 5G trong năm nay nhằm mục đích tạo nền tảng vững chắc cho dịch vụ cao cấp này.
-
Kinh tế Thế giới
5 xu hướng công nghệ “định hình” cho năm 2017
07:08' - 02/01/2018
Hãy dành một chút thời gian để cùng điểm lại một số xu hướng công nghệ nổi bật đã “định hình” cho năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.