Công nghiệp hàng hải châu Á-Thái Bình Dương đối mặt với "cơn gió ngược"
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngành công nghiệp hàng hải châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút, giá dầu giảm mạnh và sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng công suất dư thừa và giá cước thấp...
Đây là những thách thức được Chủ tịch Cơ quan Hàng hải và cảng vụ Singapore (MPA) Luien Wong đề cập khi nhận định về xu hướng phát triển của ngành công nghiệp hàng hải trong khuôn khổ Triển lãm Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương 2016 (APM) diễn ra từ ngày 16-18/3 tại Singapore.
Theo ông Luien Wong, mặc dù môi trường toàn cầu đầy thách thức song triển vọng tăng trưởng dài hạn cho khu vực châu Á vẫn rất khả quan và đây vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Ông nhấn mạnh "châu Á hiện chiếm khoảng 70% sản lượng container toàn cầu, với 30 cảng container hàng đầu thế giới. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi 9 trong tổng số 10 cảng container nhộn nhịp nhất trên thế giới là nằm ở khu vực châu Á".
Đặc biệt, ông Luien Wong cho rằng các sáng kiến đa phương mới như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại trong khu vực và quốc tế, trong đó có thương mại hàng hải.
Đồng tình với quan điểm này, giới chuyên môn cũng nhận định rằng ngành Công nghiệp hàng hải châu Á-Thái Bình Dương đối mặt với "cơn gió ngược"đã và đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" mạnh mẽ trong năm 2015 vừa qua cũng như nhiều thách thức phía trước.
Chính vì vậy, những triển lãm quy mô lớn như APM là cơ hội tốt để cácdoanh nghiệp và các chuyên gia cùng gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm đồng thời có thể nắm bắt cơ hội để kết nối với các đối tác, tìm hiểu về các chiến lược sáng tạo, nhận diện xu hướng kinh doanh trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ông Nazery Khalid, Tổng thư ký danh dự của Hiệp hội các nhà công nghiệp hàng hải Malaysia (AMIM), khẳng định các doanh nghiệp cần phải tìm hướng để cạnh tranh hiệu quả thông qua việc giảm chi phí và nâng cao năng suất từ ứng dụng triệt để các kỹ thuật công nghệ mới...
Là một trong những triển lãm hàng hải lớn nhất tại châu Á và được tổ chức hai năm/lần, APM 2016 thu hút hơn 1.500 công ty tham gia triển lãm và trưng bày những sản phẩm, công nghệ mới nhất trong ngành đóng tàu, kỹ thuật hàng hải, công nghệ giám sát... nhằm mục đích cải thiện năng suất, tăng cường hiệu quả hoạt động, an toàn vận tải và cắt giảm chi phí.
Trong khuôn khổ triển lãm, hàng loạt các hội thảo chuyên đề cũng đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của 50 chuyên gia hàng đầu thế giới, cũng như đông đảo giới chuyên môn, nhà doanh nghiệp...
Theo Ban tổ chức, trong ba ngày triển lãm, đã có khoảng hơn 15.000 lượt khách đến tham quan và tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết trong lĩnh vực hàng hải./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đồng ý bổ sung vốn điều lệ Tcty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc
07:30' - 19/02/2016
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vốn điều lệ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi chỉnh sửa trên 80% nội dung Bộ luật Hàng hải Việt Nam hiện hành
11:56' - 03/11/2015
Theo dự kiến Bộ Luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT thu phí hàng hải luồng Soài Rạp
16:37' - 13/10/2015
Theo dự báo của UBND TP Hồ Chí Minh, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 khoảng 120-150 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều ưu đãi trong lĩnh vực hàng hải
15:52' - 30/09/2015
Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất nhiều chính sách ưu đãi trong lĩnh vực hàng hải như ưu đãi về thuế suất, sử dụng đất, bảo lãnh, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.