Công trình thủy điện ở Lai Châu: Bài 1-Buông lỏng quản lý xây dựng
Lai Châu có hệ thống sông suối dày đặc, nhiều lợi thế để phát triển thủy điện. Từ năm 2004 đến nay trên địa bàn tỉnh có 71 công trình thủy điện được phê duyệt chứng nhận đầu tư, trong đó gần 20 công trình đã hoàn thành, các công trình còn lại đang xây dựng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là chính quyền từ tỉnh đến huyện của Lai Châu buông lỏng công tác quản lý nên nhiều công trình thủy điện có sai phạm nhưng vẫn ngang nhiên thi công.
Bài 1: Vi phạm hành lang an toàn đường bộ
Dự án thủy điện Mường Kim II được Công ty cổ phần Thủy điện Than Uyên mua lại từ chủ đầu tư khác và bắt đầu xây dựng từ tháng 5/2018.
Đơn vị thi công công trình này đã tự ý khoan, đào hầm dẫn nước xuyên qua Quốc lộ 32, xây dựng một số hạng mục trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ.
Thế nhưng, tới ngày 6/6/2019 thì lực lượng thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu mới lập biên bản vi phạm và đến ngày 12/6/2019 mới ra quyết định xử phạt hành chính.
Vi phạm hành lang an toàn đường bộ
Nhà máy thủy điện Mường Kim II có công suất thiết kế 10,5MW do Công ty cổ phần Thủy điện Than Uyên làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên suối Nậm Kim (bản Ngã Ba, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) và được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 133, ngày 7/2/2018.
Trước đó, tháng 6/2019, Thanh tra của Sở Giao thông Vận tải Lai Châu đã lập biên bản, xử phạt hành chính và yêu cầu dừng thi công công trình vì xây dựng nhà máy và đập đầu mối sát ta luy âm của Quốc lộ 32 nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ; vị trí gần nhất cách 3m, xa nhất cách 5m. Tuy nhiên, công trình này vẫn tiếp tục được xây dựng và đến nay Nhà máy thủy điện Mường Kim II đã phát điện.
Tại thực địa dự án thủy điện Mường Kim II, ông Vũ Ngọc Bình, cán bộ thanh tra thuộc Đội Thanh tra giao thông số III, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu, cho biết: Đơn vị chủ đầu tư đều không xuất trình được các giấy tờ liên quan các hạng mục dự án thi công trong phạm vi hành lang đường bộ.
Đội Thanh tra giao thông số III đã lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt về các lỗi: thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có giấy phép thi công và sử dụng trái phép đất của đường bộ làm nơi tập kết vật tư, máy móc.
Nghị định số 11 năm 2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tại Điều 15 nêu rõ phạm vi hành lang an toàn của đường cấp V như Quốc lộ 32 có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là 9m.
Tuy nhiên, trên thực tế các hạng mục như: công trình hồ đập, hầm dẫn dòng và nhà máy của dự án thủy điện Mường Kim II đều vi phạm hành lang an toàn giao thông.
“Đơn vị phải chấp hành xin giấy cấp phép mới được thi công, nếu không chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ vi phạm sang UBND huyện để tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ công trình để bảo đảm hành lang an toàn đường bộ”, ông Vũ Ngọc Bình khẳng định.
Ngang nhiên đào xuyên quốc lộ
Để lấy nước từ suối Nậm Kim vào đường ống trong lòng núi, công trình thủy điện Mường Kim II bắt buộc phải làm đường hầm dẫn nước xuyên qua Quốc lộ 32.
Tuy nhiên, đơn vị thi công công trình thủy điện Mường Kim II tiến hành làm hầm qua Quốc lộ 32 mà chưa được sự đồng ý của các cơ quan chức năng.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng cầu đường 3 cho biết, ngày 21/6/2019, cán bộ Đội quản lý đường bộ 5 phối hợp với cán bộ xã Mường Kim lập biên bản xác nhận các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Mường Kim II.
Biên bản nêu rõ, đơn vị thi công dự án Nhà máy thủy điện Mường Kim II đã tự ý mở đường hầm ngang vào núi bên phải tuyến Quốc lộ 32 tại Km 332+200 và khoan đường hầm qua đường tại vị trí Km 334+180 ở bên trái tuyến Quốc lộ 32, trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình giao thông đường bộ.
Phóng viên đã liên hệ với ông Lê Quang Hiền, Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lai Châu, và nhận được câu trả lời: Đến nay, đơn vị chưa cấp phép để công trình thủy điện Mường Kim II đào xuyên ngang Quốc lộ 32.
Thanh tra đã xử phạt và yêu cầu phải tháo dỡ công trình vi phạm nhưng chủ đầu tư xin cho thời gian để xin sự chấp thuận của Tổng Cục đường bộ Việt Nam và đề nghị Sở Giao thông Vận tải Lai Châu cấp phép.
“Sai phạm của công trình thủy điện Mường Kim II cũng là lỗi của cơ quan chuyên môn chưa sát sao trong công tác kiểm tra. Nhưng do dự án này được chuyển nhượng cho quá nhiều chủ, mặt khác họ khoan dưới lòng đất nên công tác kiểm tra gặp khó khăn”, ông Lê Quang Hiền cho biết.
Nhiều năm thi công với các sai phạm kéo dài nhưng dự án thủy điện Mường Kim II vẫn ngang nhiên được chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Than Uyên hoàn thành việc xây dựng.
Dư luận đặt ra câu hỏi là có hay không việc buông lỏng quản lý của các cơ quan ở địa phương cũng như sự tiếp tay cho những sai phạm kéo dài của dự án này.
Bài 2: Nổ mìn thi công thủy điện làm nứt nhiều nhà dân
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ rõ việc phát triển nhà máy thủy điện quá mức ở miền Trung Tây Nguyên
15:15' - 12/07/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ thực trạng phát triển nhà máy thủy điện quá mức ở khu vực miền Trung Tây Nguyên, gây ảnh hưởng đến đầu nguồn và là nguyên nhân của lũ lụt.
-
Kinh tế tổng hợp
Đại biểu Kon Tum bức xúc vấn đề tái định cư Nhà máy thủy điện Đăk Mi 1
17:40' - 11/07/2019
Vấn đề tái định cư của Nhà máy thủy điện Đăk Mi 1 (huyện Đăk Glei) đã làm nóng phiên chất vấn ngày 11/7 của Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Kon Tum khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021.
-
Kinh tế và pháp luật
Sơn La thông tin thêm về vụ án đền bù dự án Thủy điện
12:27' - 07/06/2019
Sáng 7/6, các đơn vị liên quan tỉnh Sơn La tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin về việc xét xử vụ án sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng tại khu vực Nhà máy thủy điện Sơn La.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.