Thủ tướng chỉ rõ việc phát triển nhà máy thủy điện quá mức ở miền Trung Tây Nguyên
Sáng 12/7, tại thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Tiểu ban Kinh tế - xã hội chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã có cuộc làm việc với các địa phương khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Cuộc họp do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban chủ trì.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các thành viên Tổ Biên tập và lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, khu vực miền Trung Tây Nguyên là địa bàn còn nhiều khó khăn, cần tập trung đầu tư phát triển.
Thủ tướng đánh giá, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng…
Dân số của vùng trên 12 triệu người, chiếm gần 13% dân số cả nước, chiếm 1/4 diện tích cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, cây công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Miền Trung, Tây Nguyên cũng là khu vực có vị trí kinh tế, địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và cũng là địa bàn sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế riêng có cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu của cuộc họp nhằm tập hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sao cho sát với tình hình thực tiễn, nhất là làm rõ các điểm nghẽn, nút thắt trong phát triển; trên cơ sở đó góp ý với Trung ương xây dựng Đề cương Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo về tình hình Kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng.
Thủ tướng đặt ra yêu cầu trong hoạch định đường hướng phát triển của đất nước thời gian tới có sự kế thừa những thành tựu đổi mới; đồng thời cần đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa đất nước có bước phát triển mạnh mẽ hơn hiện nay.
Thủ tướng lưu ý các địa phương và các bộ, ngành cần thẳng thắn nêu rõ những vấn đề đang là vướng mắc, cản trở phát triển ở địa phương, vùng và cả nước, bởi đây cũng là nội dung thảo luận tại Đại hội Đảng bộ các cấp. Cùng với đó là nêu bật những điểm tồn tại, yếu kém của địa phương trong 10 năm qua.
Cuộc họp cũng cần làm rõ những cách vận dụng sáng tạo, những mô hình phát triển mới, hiệu quả như phát triển nông nghiệp hữu cơ, chế biến sâu…
Thủ tướng đề nghị các địa phương đề xuất các phương hướng, mục tiêu phát triển của địa phương, vùng và cả nước, trong đó phải có quan điểm phát triển, đột phá chiến lược.
Thủ tướng yêu cầu thành phố Đà Nẵng báo cáo kết quả quản lý, phát triển đô thị; vai trò liên kết với các địa phương trong vùng.
Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc, phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, 10 tỉnh khu vực miền Trung Tây Nguyên đã đạt nhiều thành tựu lớn trên nhiều mặt, có những mặt vượt bậc, từ hạ tầng đến nhiều sản phẩm; an ninh trật tự được đảm bảo; đời sống nhân dân được nâng lên, công tác chăm sóc người có công được quan tâm triển khai.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, tình hình phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu tại khu vực này đang vượt quy hoạch, dư thừa nguồn cung; gây ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu.
Thủ tướng khẳng định lại quan điểm không có chủ trương phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng cũng chỉ rõ thực trạng phát triển nhà máy thủy điện quá mức ở khu vực miền Trung Tây Nguyên, gây ảnh hưởng đến đầu nguồn và là nguyên nhân của lũ lụt.
Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, tài nguyên nông lâm trường chưa đạt hiệu quả, vẫn xảy ra tình trạng đồng bào thiếu đất sản xuất.
Giao thông nội vùng và đối ngoại còn thiếu và yếu, đây cũng là một trong những lý do khó thu hút đầu tư đến vùng. Ngoài ra, nguồn nhân lực miền Trung Tây Nguyên cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đặc biệt, chưa có cơ chế kết nối vùng hiệu quả, cơ chế điều phối cũng chưa rõ ràng. Tỷ lệ doanh nghiệp còn thấp so với quy mô dân số.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm phát triển khu vực miền Trung Tây Nguyên: “Phát triển để ổn định chứ không phải ổn định để phát triển. Phát triển xanh, chống sa mạc hóa Tây Nguyên”.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu cơ chế liên kết vùng hiệu quả; rà soát quy hoạch tổng thể, nhất là quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
Tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế từng địa phương có đặc điểm sinh thái khác nhau; cơ cấu lại ngành nông nghiệp và du lịch. Miền Trung Tây Nguyên phải khôi phục phát triển kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo, du lịch.
Thủ tướng lưu ý việc xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả với những doanh nghiệp nòng cốt, lấy người nông dân làm chủ thể, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhất là các mặt hàng thế mạnh để làm lợi thế so sánh của vùng.
Đặc biệt, khu vực miền Trung Tây Nguyên cần chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông cả đường bộ, đường sắt và hàng không; quan tâm đặc biệt đến chính sách đồng bào dân tộc, chăm sóc người có công, làm tốt công tác hậu phương quân đội để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Các tỉnh miền Trung Tây Nguyên cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng quản trị, xác định tầm nhìn chiến lược bền vững cho vùng và từng địa phương.
Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh miền Trung Tây Nguyên cần tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống, không để tụt hậu về công nghệ, thương mại điện tử.
Đề nghị tiếp tục kiên định 3 đột phá chiến lược để tháo gỡ nút thắt ở khu vực trọng yếu này của đất nước, Thủ tướng cũng đặt ra mục tiêu trong nhiệm kỳ đến, phần lớn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phải tự cân đối được ngân sách; cùng với đó là xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển phù hợp với đặc thù của địa bàn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phân công soạn thảo 14 dự án luật và pháp lệnh
09:29' - 10/07/2019
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình soạn thảo, nếu phát sinh chính sách mới cần bổ sung vào dự án luật, pháp lệnh thì cần thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển mục đích sử dụng đất ở 3 tỉnh
09:18' - 06/07/2019
Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn 3 tỉnh Nam Định, Thanh Hóa và Long An.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc tại Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi
20:19' - 02/07/2019
Chiều 2/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc tại Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi - công trình trọng điểm chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Quảng Ngãi (1/7/1989 - 1/7/2019).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ những bất cập ở cao tốc Cam Lộ - La Sơn
16:22'
Mặc dù đưa vào vận hành được 3 tháng nhưng nhiều hạng mục còn lại thuộc Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn ngổn ngang, thi công cầm chừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Bộ Chính trị ban hành định hướng chiến lược mới cho ngành Dầu khí
16:11'
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Petrolimex làm rõ những định hướng lớn trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược gắn với sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm mới.
-
Kinh tế Việt Nam
UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 6%
13:50'
Với khởi đầu thấp trong quý I/2023, Ngân hàng UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam xuống mức 6% so với dự báo trước đó là 6,6%.
-
Kinh tế Việt Nam
Đâu là nguyên nhân cản tiến độ dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên?
13:40'
Thời gian vừa qua tiến độ của dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19) đang bị chậm so với kế hoạch đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều hạng mục của cao tốc Cam Lộ - La Sơn vẫn chưa hoàn thành dù đã đến hạn
13:31'
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được khánh thành, thông xe đưa vào khai thác tuyến chính từ cuối năm 2022. tuy nhiên nhà thầu vẫn chưa thi công hoàn trả đường địa phương và đường gom.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 3,7%
12:24'
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn này ngay từ đầu năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt
12:24'
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần nắm chắc xu thế tiêu dùng để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản, đồng thời liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Vietcombank vươn ra thế giới, xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân
12:18'
Sáng 31/3, Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (1/4/1963 - 1/4/2023) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động đã diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định xây dựng tuyến đường ven biển
11:29'
Sáng 31/3, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức khởi công dự án Xây dựng tuyến đường ven biển (ĐT.639) đoạn từ Quốc lộ 1D đến Quốc lộ 19 mới.