COP28: Thỏa thuận lịch sử với cam kết giã từ than-dầu-khí
Ngày 13/12/2023 được ghi vào lịch sử nhân loại như một bước tiến “lịch sử”. Hội nghị Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) đã thông qua thoả thuận khẳng định sự khởi đầu của kỷ nguyên chia tay với năng lượng hóa thạch – nguyên nhân chính khiến Trái Đất bị hâm nóng.
Không khí đã trở nên căng thẳng cao độ vào những ngày áp chót, với sự phản đối quyết liệt của phe “dầu mỏ”.Tình hình đã có lúc tưởng chừng bế tắc và COP28 phải kéo dài thêm một ngày để thoả thuận được thông qua. Do đó, việc COP28 thông qua thoả thuận lịch sử này cho thấy vai trò của Chủ tịch COP28, ông chủ của tập đoàn dầu mỏ Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) Adnoc Sultan al-Jaber.Trước thềm COP 28, sự hoài nghi được đẩy lên cao độ. Chủ tịch COP28 ông al-Jaber bị nghi ngờ sẽ lợi dụng COP28 để “mở rộng thị trường khai thác các năng lượng hoá thạch” (theo truyền thông Vương quốc Anh). Các cáo buộc cho rằng Chủ tịch COP28 lợi dụng việc công để tư lợi, khiến ông al-Jaber tiếp tục đứng trước áp lực từ chức Chủ tịch COP, hoặc từ chức Chủ tịch tập đoàn Adnoc (theo lời kêu gọi của khoảng 100 tổ chức phi chính phủ quốc tế và nhiều nghị sĩ đến từ châu Âu, Mỹ).Đại gia dầu khí “dễ thuyết phục” giới dầu khí
Trên thực tế, việc ông al-Jaber được chấp thuận làm Chủ tịch COP28 cũng nằm trong chủ trương và hy vọng của Liên hợp quốc và nhiều nước vận động từ bỏ năng lượng hóa thạch. Là một đại gia trong ngành dầu khí không hẳn đã là một điểm yếu. Theo một nhà thương lượng kỳ cựu châu Âu, việc Chủ tịch COP28 là một thành viên của giới dầu khí thậm chí có thể là một “lợi thế”.
Thỏa thuận Hội nghị Khí hậu của Liên hợp quốc đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả các thành viên hay nói cách khác, không bị bất cứ nước nào phản đối. Chủ tịch COP28, một đại gia trong ngành dầu khí, có khả năng thuyết phục được các quốc gia dầu khí bằng hữu.Chủ công ty Adnoc đã dành cho giới dầu khí một vị trí quan trọng tại COP28, theo ghi nhận của giới quan sát. Vào ngày áp chót của Hội nghị, ngày 11/12, Chủ tịch COP28 đã đưa ra một dự thảo thỏa thuận gây sốc, khi loại trừ nội dung “giã từ năng lượng hóa thạch”. Đông đảo các nước và giới tranh đấu môi trường kịch liệt đã phản đối phiên bản này, bị coi là được đưa ra dưới áp lực của khối các nước bảo vệ năng lượng hoá thạch.
Một thoả thuận cuối cùng đã được đưa ra, cụm từ “từ bỏ năng lượng hóa thạch” (phase out) đã không được sử dụng mà thay vào đó là cụm từ uyển chuyển hơn, “giã từ dần dần” (transition away from) việc sử dụng các năng lượng hoá thạch “một cách đúng đắn, có tổ chức và công bằng”. Dự thảo đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của 200 quốc gia chỉ ít giờ sau khi được đưa ra.Về dự thảo áp chót bị đông đảo cộng đồng quốc tế phản đối dữ dội, ban điều hành COP28 giải thích rõ rằng trên thực tế, đây là một thủ pháp đàm phán nhằm cho phép những quốc gia ủng hộ dầu mỏ bộc lộ quan điểm, và cũng là dịp để các quốc gia khác khẳng định “các lằn ranh đỏ”. Thủ pháp nói trên rốt cuộc đã mang lại kết quả tích cực.Theo AFP, một trong những bí quyết khiến tiếng nói của Chủ tịch COP28 được lắng nghe là ông al-Jaber đã rất chú trọng đến khâu truyền thông. Chủ tịch COP28 đã tuyển một nhóm chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực truyền thông. Bản thân Chủ tịch cũng là người nỗ lực thiết lập quan hệ với giới bảo vệ môi trường khí hậu.Tiếp thu quan điểm của giới môi trườngTheo ông Harjeet Singh, một người có nhiều kinh nghiệm tại COP và là phát ngôn viên của mạng lưới quốc tế Climate Action Network-CAN (quy tụ khoảng 1.900 hiệp hội), từ nhiều tháng trước COP28, Chủ tịch tập đoàn Adnoc đã thường xuyên lắng nghe CAN.Tháng 6/2023, đại gia dầu khí này thừa nhận rằng việc giảm dần năng lượng hóa thạch là điều “không thể tránh khỏi”. Cách hành xử của Chủ tịch COP28 là vừa để các tiếng nói phản đối việc “giã từ năng lượng hóa thạch” được bày tỏ đầy đủ, vừa lắng nghe và tiếp thu quan điểm của giới bảo vệ khí hậu. Ông al-Jaber khẳng định rõ cần thực thi mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C cũng là đòi hỏi của lãnh đạo Liên hợp quốc, của đông đảo các nước và của giới bảo vệ môi trường. Theo các dự báo khoa học, đã được cộng đồng quốc tế đồng thuận, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng quá 1,5°C, nhân loại sẽ đối mặt với các thảm họa thiên nhiên vượt tầm kiểm soát.Lãnh đạo COP28 coi mục tiêu 1,5°C là cần thiết khi nhấn mạnh ông điều hành COP28 để mang lại các kết quả “thực sự”, để “giữ mục tiêu 1,5°C trong tầm tay”.Thông điệp “1,5°C” được Chủ tịch COP28 nhiều lần khẳng định là “kim chỉ nam” cho hành động của ông, trước thềm Hội nghị, và nhiều lần trong những ngày đầu tiên. Điều này đã mang lại “lực đẩy tích cực”cho tiến trình đàm phán, theo ghi nhận của ông Yves Marignac, chuyên gia về năng lượng hạt nhân và hoá thạch thuộc Viện Institut NégaWatt, trong một cuộc trả lời đài RFI. Trên thực tế, nhân loại đang đứng trước “chân tường”. Cộng đồng quốc tế chỉ còn ít năm nữa để duy trì mục tiêu giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5°C (nhiệt độ Trái Đất hiện đã tăng hơn 1,4°C). Để làm được điều này, trước mắt nhân loại phải cắt giảm ít nhất đến 43% khí thải (chủ yếu) do năng lượng hoá thạch (so với năm 2019) ngay trước năm 2030, tức phải nỗ lực gấp 20 lần so với hiện nay.Việc giã từ năng lượng hoá thạch không hề là chuyện của tương lai xa vời, mà là ngay trước mắt, và nhất là việc tăng tốc giã từ năng lượng hoá thạch phải được quyết định ngay tại COP28.Đối với không ít chính trị gia, nhà quan sát, thỏa thuận khí hậu COP28, mở đầu kỷ nguyên “giã từ năng lượng hóa thạch”, được cho là “lịch sử”. Trên thực tế, đây có thể là “cơ hội cuối cùng” với cộng đồng quốc tế, để tránh các đại thảm họa do biến đổi khí hậu. Lãnh đạo tập đoàn Adnoc dường như rất hiểu điều này.Chủ tịch COP28 – ông chủ tập đoàn Adnoc, một người tự hào về nghề kỹ sư mà ông được đào tạo và “tin tưởng vào khoa học”, cho biết “toàn bộ cuộc đời ông” đã được “tổ chức trên các nguyên tắc hướng đến hiệu quả”, và ông cũng “quản lý các doanh nghiệp như vậy”.Đóng góp lớn nhất của Chủ tịch COP28 có lẽ nằm ở chỗ ông chia sẻ nhận thức chung của cộng đồng khoa học, của giới bảo vệ môi trường, của đông đảo các quốc gia trên thế giới, mong muốn kịp thời bảo vệ Trái Đất khỏi nhiệt độ gia tăng, với các hậu quả vượt tầm kiểm soát.Vấn đề tiếp theo là việc đưa ra các hành động “hiệu quả” để thực thi mục tiêu này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30'
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30'
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
Những nỗ lực định hình lại hoạt động vận chuyển toàn cầu
06:30' - 16/05/2025
Khi khối lượng hàng hóa tăng lên không ngừng, các hành lang thay thế các tuyến đường thủy nhân tạo như cầu đất liền hoặc "kênh cạn" trở nên khả thi hơn.