COVID-19 bộc lộ những mắt xích yếu trong sản xuất
Không chỉ gây thiệt hại lớn cho kinh tế Trung Quốc, sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bộc lộ những mắt xích yếu trong hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tác động của dịch COVID-19 không chỉ được cảm nhận ở các ngành công nghiệp lớn như sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghệ, năng lượng hay các ngành công nghiệp không khói như du lịch và dịch vụ, mà còn trong những mảnh ghép nhỏ hơn của nền kinh tế.Khi tầm ảnh hưởng về kinh tế lớn hơn...Steve Tsang, Giám đốc Viện SOAS Trung Quốc, cho biết hiện khó có thể định lượng một cách chính xác toàn bộ các tác động về mặt kinh tế của virus SARS-CoV-2, bởi kinh tế Trung Quốc giờ đây có sự gắn kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp toàn cầu.
Sự kết nối và phát triển này của Trung Quốc đã diễn ra với tốc độ "phi thường" kể từ khi nước này bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970.
Để so sánh, vào năm 1970, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chưa đến 100 tỷ USD, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Vào lúc đó, kinh tế Mỹ đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với GDP đạt khoảng 14.000 tỷ USD và chỉ đứng sau Mỹ, với giá trị kinh tế 21.000 tỷ USD. Cú nhảy vọt này đã giúp người dân Trung Quốc thoát khỏi cảnh nghèo đói, dù hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề dai dẳng như tình trạng bất bình đẳng xã hội, song không thể phủ nhận rằng chất lượng cuộc sống trung bình của người dân nước này đã được cải thiện đáng kể trong bốn thập kỷ qua.Nhiều người Trung Quốc lớn tuổi trước đây chưa bao giờ có cơ hội xuất ngoại thì nay có thể dễ dàng thực hiện các chuyến du lịch.
Có thể nói, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện là thị trường lớn nhất thế giới về du lịch nước ngoài trên toàn cầu, đồng thời là nơi cung cấp nhu cầu tiêu dùng du lịch lớn nhất thế giới. Chính bởi vậy, không có gì lạ khi các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng khi Trung Quốc “hắt hơi”, cả thế giới sẽ “sổ mũi”.
… mức độ tác động cũng mạnh hơn Tại thành phố Geraldton ở bờ biển phía Tây Australia, hàng trăm tấn tôm hùm đang “xếp hàng” chờ được xuất khẩu. Ở phía bên kia Trái Đất, một cửa hàng may váy cưới ở bang New Jersey của nước Mỹ đã phải từ chối phục vụ khách hàng vì không đủ nguyên vật liệu sản xuất.Trong khi đó, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở thủ đô London (Anh) cũng không thể cung cấp đủ tóc giả và các sản phẩm làm từ tóc cho hoạt động bán hàng trực tuyến của mình.Trong thế giới ngày nay, từ thực phẩm cho đến đồ tiêu dùng, quần áo - tất cả đều gợi nhớ đến hình ảnh một nền kinh tế sản xuất Trung Quốc. Bên cạnh đó, với lực lượng dân số hùng hậu, quốc gia Đông Á cũng là nơi sở hữu một quyền lực tiêu dùng đáng nể. Ở khu vực Tây Australia, đến 90% sản lượng khai thác của Hợp tác xã đánh bắt tôm hùm ngư dân thành phố Geraldton là để phục vụ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động cung ứng của Hợp tác xã này đã bị chặn đứng kể từ khi virus SARS-CoV-2 tấn công làm tê liệt thị trường Trung Quốc.Có thể nói, ảnh hưởng rõ rệt nhất của SARS-CoV-2 đối với kinh tế toàn cầu là sự chậm lại của chuỗi cung ứng. Gần đây nhất, hãng điện tử Apple đã để mất đến 34 tỷ USD giá trị thị trường chỉ trong một đêm sau tuyên bố không thể đạt được mục tiêu quý vì virus này, theo “gã khổng lồ” nước Mỹ, vấn đề với chuỗi cung ứng là nguyên nhân chính.Tất nhiên, không chỉ Apple mà các doanh nghiệp nhỏ, lẻ cũng đang phải vật lộn với những hạn chế về cung ứng hàng hóa từ Trung Quốc. Tại London, chị Jay Sylla-Johnson bán tóc nối, tóc giả và các sản phẩm liên quan đến tóc thông qua công ty trực tuyến Tresse de Luxe Hair của mình. Trong đó, khoảng 90% số sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một tháng nay, và chị đã không thể cung cấp bất kỳ mặt hàng mới nào vì các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đã đóng cửa, trong khi hoạt động giao thông bị tê liệt. Rất nhiều công nhân đến Quảng Châu đã không thể quay lại vì dịch COVID-19. Họ không thể gửi tin nhắn, không thể tạo ra sản phẩm và cũng không có phương tiện vận chuyển. Theo chị Sylla-Johnson, những nỗ lực nhằm đa dạng hóa nguồn hàng từ các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia cũng không thật sự hiệu quả bởi hoạt động sản xuất tại các nước này cũng ít nhiều phụ thuộc vào Trung Quốc.Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, giá tóc nối ở Trung Quốc đã tăng vọt. Một số nhà cung cấp cho biết họ đang bắt đầu giao hàng, nhưng có một khoản phí đã được cộng vào. Ví dụ, một sản phẩm từng có giá 750 USD bây giờ sẽ là 770 USD.Trong khi đó tại New Jersey, Giám đốc điều hành của Mon Cheri Bridals, Steven Lang chia sẻ rằng hoạt động kinh doanh bán váy cưới và váy dạ hội của doanh nghiệp ông đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo nhà lãnh đạo này, trong số 45 nhà máy của ông tại Trung Quốc, thì chỉ có một nửa đang hoạt động. Nghiêm trọng hơn, chia sẻ với CNN, ông Lang nói: “Tác động tiêu cực không chỉ dừng lại ở các nhà máy mà sẽ lan ra toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong đó, nhà máy sản xuất vải, các hình thức vận chuyển đường bộ và đường không - tất cả đều chịu ảnh hưởng trong toàn bộ chuỗi cung ứng”.Hoàn cảnh đã buộc ông Lang phải đa dạng hóa nguồn nhập khẩu ngoài Trung Quốc và hướng tới những nhà máy khác như Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar. Tuy nhiên, tương tự như ở thị trường tóc nối, có rất nhiều nguyên liệu vẫn phụ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc.Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc đang gây ảnh hưởng đến mọi quy trình trong chuỗi cung ứng. Theo nhận định của Giám đốc điều hành Lang, điều đáng nói là bên cạnh sự đình trệ của các nhà máy sản xuất, sự gián đoạn trên thị trường lao động nước này cũng trở thành một yếu tố bất lợi có thể làm tê liệt toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Hàn Quốc đóng góp 3 triệu USD cho nỗ lực chống dịch toàn cầu của WHO
15:38' - 09/03/2020
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố nước này sẽ đóng góp 3 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) góp phần giúp nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP Nhật Bản giảm mạnh so với dự báo ban đầu
15:32' - 09/03/2020
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý IV/2019 đã giảm mạnh hơn dự báo được đưa ra trước đó.
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư Mỹ ngày càng quan ngại trước diễn biến của dịch COVID-19
15:17' - 09/03/2020
Sự bùng phát mạnh dịch COVID-19 trong thời gian qua đã dẫn tới sự biến động mạnh ở các thị trường trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Italy lại đứng trước nguy cơ suy thoái
14:43' - 09/03/2020
Italy, nền kinh tế yếu nhất châu Âu và cũng là quốc gia đang được coi là ổ dịch bệnh COVID-19 lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc đại lục đang đứng trước nguy cơ lại rơi vào suy thoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.