CPTPP- Bước tiến trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu
Đây được đánh giá là một thắng lợi mang tính biểu tượng của các nỗ lực thúc đẩy thương mại đa phương và xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ.
CPTPP bao gồm 11 nền kinh tế tham gia gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam, chiếm khoảng 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của TPP là CPTPP.
Hiệp định này về cơ bản giữ nguyên nội dung của TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông v.v.
CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước.....
Cũng như TPP, CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại v.v. mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước v.v.
Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.
Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Trong bối cảnh không còn sự tham gia của Mỹ, quy mô kinh tế của CPTPP không còn được như TPP trước đây và vì vậy, lợi ích kinh tế của hiệp định này đối với các nước tham gia, trong đó có Việt Nam không còn lớn như trước.
Tuy nhiên, hiệp định này vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước thành viên.
Hiệp định sẽ mở ra một "sân chơi" mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân.
Ngoài ra, với tiêu chuẩn cao và đặt ra những quy định cho các vấn đề phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp Nhà nước v.v. Hiệp định này sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới.
CPTPP khẳng định lại các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu TPP, trong đó nêu rõ các bên tham gia với mục đích thành lập một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững; thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các nước ký kết.
CPTPP được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa nhanh chóng các lợi ích của TPP và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó; đóng góp nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế; thúc đẩy hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các bên; tăng cường cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực; khẳng định lại tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng; hoan nghênh các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia hiệp định này.
Theo giới chuyên gia, phiên bản cuối cùng của CPTPP được đánh giá là mang tính bước ngoặt, nhằm cắt giảm rào cản thương mại ở một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thành công của thỏa thuận được các giới chức Nhật Bản và các nước thành viên khác quảng bá là một biện pháp chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở Mỹ. Chính phủ các nước CPTPP nhanh chóng quảng bá các lợi ích kinh tế của hiệp định.
Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nhận định CPTPP sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới cho Australia trong tất cả mọi lĩnh vực: nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ, dịch vụ, và cùng lúc tạo ra những cơ hội mới trong khu vực mậu dịch tự do trải dài khắp châu Mỹ và châu Á”.
Trong khi đó, Chính phủ New Zealand dự kiến CPTPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc đảo này lên khoảng 1,2 tỷ dollar NZ (khoảng 881,40 triệu USD) đến 4 tỷ dollar NZ mỗi năm, trong đó, các nhà xuất khẩu trái kiwi và thịt bò nằm trong số những người hưởng lợi hàng đầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm khác biệt giữa TPP và CPTPP
08:51' - 08/03/2018
CPTPP bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019. Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP thúc đẩy giao thương và tạo cầu nối cho hội nhập khu vực
07:22' - 08/03/2018
CPTPP ra đời được coi là một bước tiến lớn, tạo cầu nối hội nhập cho các nền kinh tế ở hai bên bờ Thái Bình dương.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
07:02' - 06/03/2018
Hiệp định CPTPP sẽ đem lại lợi ích như thế nào đối với Việt Nam?
-
Kinh tế Việt Nam
Các nội dung chính của Hiệp định CPTPP
19:31' - 05/03/2018
Sau đây là những nội dung cơ bản của dự thảo Thỏa thuận CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.