CPTPP mang lại lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp Canada
Trong bài viết đăng trên chuyên mục ý kiến và bình luận của trang “Global and Mail”, tác giả Sylvain Charlebois – Trưởng khoa Quản lý thuộc Đại học Dalhousie – cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của Canada sẽ được hưởng lợi lớn từ Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CPTPP là tên gọi mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 11 nước, trừ Mỹ. Việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump rút khỏi thoả thuận này là một thua thiệt lớn cho những nước còn lại khi làm giảm tới 40% tổng GDP và làm suy yếu phần nào vị thế của cả khối, nhưng xét về tổng thể thì đây vẫn là một thoả thuận thương mại quan trọng. Nếu như thoả thuận TPP chủ yếu là cuộc chơi của Mỹ và Nhật Bản nhằm chống lại Trung Quốc, thì CPTPP (tên gọi mới của TPP sau khi Mỹ rút đi) lại mang một màu sắc khác. Công thức mới của CPTPP gồm 11 nước ở vành đai Thái Bình Dương, nối liền Bắc Mỹ với một khu vực châu Á đang phát triển rất năng động và có nhiều dư địa phát triển. Đối với Canada, tham gia CPTPP mang lại lợi ích đáng kể trên sân khấu thế giới. Nếu Hiệp định Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) với Liên minh châu Âu (EU) là cơ hội để Canada trở thành nền tảng kết nối thương mại giữa hai châu lục châu Âu và Bắc Mỹ, thì CPTPP là một lời tuyên bố rõ ràng rằng Canada muốn trở thành một tay chơi toàn cầu khi tiếp tục xác lập nền tảng thương mại thứ hai kết nối Bắc Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì thế, tham gia CPTPP sẽ mang lại lợi ích cho Canada và khiến cho ngành nông nghiệp trở nên mạnh hơn. Ngành chăn nuôi và ngũ cốc sẽ có cơ hội thâm nhập các thị trường châu Á có quy mô dân số lên tới 500 triệu dân.Ngoài ra, tham gia CPTPP cũng sẽ tạo áp lực buộc lĩnh vực quản lý nguồn cung phải thay đổi, hướng tới thị trường có các điều kiện và tiêu chuẩn khác biệt so với Bắc Mỹ. Sẽ có nhiều hợp đồng mới được ký kết, cho phép các dòng sản phẩm trứng, sữa và gia cầm của các nước được vào thị trường của nhau.Cho đến nay, chi tiết của phiên bản CPTPP sửa đổi vẫn chưa được công bố nhưng dường như nó sẽ nới lỏng thuế đối với một số sản phẩm hiện chưa có mặt tại thị trường Canada. Nói cách khác, lĩnh vực quản lý nguồn cung theo tiêu chuẩn cao ở Bắc Mỹ sẽ dần mất đi để nhường chỗ cho mô hình mới phù hợp với tiêu chuẩn thấp hơn ở châu Á. Nếu CETA chỉ gây tác động nhẹ đến cơ chế bảo hộ của Canada, thì mức độ tác động của CPTPP sẽ mạnh hơn rất nhiều. Nhìn ở góc độ rộng hơn, duy trì quản lý nguồn cung từ lâu đã tác động rất lớn đến ngành nông nghiệp Canada. Hệ thống quản lý này được thiết lập để bảo vệ các trang trại gia đình, nhưng có không ít trang trại đã bị xoá sổ vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra.Số trang trại bò sữa ở Canada đã giảm mạnh từ hơn 40.000 xuống chỉ còn 11.000. Ngành sản xuất trứng và gia cầm tìm cách hợp nhất lại theo xu hướng chung toàn cầu, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao Canada cần phải duy trì hệ thống quản lý hiện nay. Trong nhiều năm qua, hầu hết các chính trị gia đều tuyên bố ủng hộ hệ thống quản lý nguồn cung, ngoại trừ Maxime Bernier, người đã không thể dành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, trên thế thực tế, các chính quyền tỉnh bang đều đang ký những hiệp định huỷ hoại hệ thống này.Trong khi đó, một số công ty thậm chí còn không thèm chờ chính sách của các cấp chính quyền. Saputo là một ví dụ. Công ty này đã tự tìm đường đến với thị trường châu Á - Thái Bình Dương bằng cách đầu tư vào Australia. Những người ủng hộ thương mại quốc tế nên hiểu rằng dù trong bối cảnh chính trị nào, Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đã hành động đúng khi đồng ý sẽ ký CPTPP. Đây là bước đi tiếp nối công việc của Chính phủ Bảo thủ tiền nhiệm của Thủ tướng Stephen Harper ngay từ khi các nước mới bắt tay vào thảo luận TPP.Chính thức tham gia CPTPP sẽ giúp các nông dân và các nhà chế biến thực phẩm của Canada có thể thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025 sẽ tăng tổng giá trị xuất khẩu nông sản lên ít nhất 75 tỷ CAD (60,7 tỷ USD) mỗi năm.Các nước thành viên CPTPP có thể hy vọng rằng cuối cùng Mỹ cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của hiệp định này và chấp nhận quay trở lại với cơ chế thương mại đa phương. Đến lúc đó, các hành lang thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ trở nên mạnh hơn.Vì thế, khi phê chuẩn thỏa thuận này, chúng ta cần nhớ rằng quản lý nguồn cung yêu cầu một cách tiếp cận khác, hoàn toàn dựa trên thực tế. Thay vì tiếp tục sa đà vào những cuộc tranh luận gây chia rẽ, Canada cần thực sự suy nghĩ xem phiên bản quản lý nguồn cung 2.0 sẽ mang hình hài như thế nào.Và trong lúc chờ đợi những điều xảy ra tiếp theo, các ngành nghề cũng cần chạy đua với công việc của chính họ vì thời gian còn lại sẽ không nhiều.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lo ngại Mỹ" thất thế" có thể khiến ông Trump thay đổi lập trường về CPTPP
20:09' - 29/01/2018
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos vào ngày 25/1, Tổng thống Trump cho biết sẽ cân nhắc việc đưa Mỹ tham gia CPTPP trở lại nếu có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kiên định lộ trình thúc đẩy CPTPP bất chấp động thái mới từ Mỹ
12:36' - 26/01/2018
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ cân nhắc về việc Mỹ quay trở lại tham gia TPP theo những điều khoản "tốt hơn nhiều".
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Australia hoan nghênh 11 quốc gia tham gia đàm phán CPTPP
17:08' - 24/01/2018
Ngày 24/1, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã hoan nghênh việc 11 quốc gia tham gia đàm phán CPTPP làm sống lại thỏa thuận mà ông cho rằng sẽ tạo ra nhiều việc làm mới này.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP sẽ được ký kết tại Chile vào tháng Ba tới
19:29' - 23/01/2018
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, 11 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đạt một thỏa thuận sau cuộc họp kéo dài hai ngày từ 22-23/1.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.