CPTPP sẽ là "cú hích" cho dệt may thâm nhập thị trường Canada
Hội thảo tại Montreal lần này đã thu hút sự tham gia của 35 doanh nghiệp Canada. Đoàn Việt Nam, do ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex dẫn đầu, có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp thành viên gồm May 10, Dệt may Hòa Thọ, Dệt may Huế, Dệt May Hà Nội và Đầu tư Phát triển Vinatex.
Tổng nhu cầu hàng dệt may của 500 triệu dân trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lên đến 83 tỷ USD.
Trong khi đó, năm 2018, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường CPTPP mới chỉ dừng ở con số 5,3 tỷ USD, chiếm 6,3% thị phần.
Hiện nhu cầu hàng dệt may của Canada là 13-14 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 5% thị phần, tương đương với mức của Campuchia.
Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex chia sẻ: “Chúng ta đang có thị phần tại Mỹ lên tới 14%, thì việc thị phần tại Canada còn thấp thực sự là một tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu, nhất là khi Canada và Việt Nam đã phê chuẩn CPTPP.Tất cả các doanh nghiệp hiện đều có cơ hội tiếp cận với một chính sách thuế quan tốt hơn nếu thỏa mãn được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Đây là lý do chính để trong hai năm 2018 và 2019, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đều tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, gặp trực tiếp các nhà nhập khẩu để bán các sản phẩm và dịch vụ của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Canada.
Trong năm 2018, ngay cả khi CPTPP chưa có hiệu lực, dệt may Việt Nam đã tăng trưởng tới 19,7% tại thị trường Canada.
Chúng tôi hy vọng rằng đây là cách tiếp cận đúng để Việt Nam có thể tăng thị phần tại Canada lên 12-14%, tương đương mức tại các thị trường lớn khác”.
Ông David Ostroff, Chủ tịch công ty David O International khẳng định, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Canada là rất lớn.
Mức giá của Việt Nam có thể so sánh với của Trung Quốc và điều này có ý nghĩa đối với Canada. Các doanh nghiệp Việt Nam làm việc có tổ chức và hiệu quả.
Đặc biệt, việc được tiếp cận thị trường với mức thuế quan 0% là một bước thay đổi lớn, nhất là trong bối cảnh đồng CAD của Canada khá yếu trên thị trường quốc tế. Đây đúng là thời điểm để Việt Nam xâm nhập thị trường Canada.
CPTPP được kỳ vọng sẽ là cú hích để hàng dệt may của Việt Nam “tấn công” thị trường Canada.
Đáng chú ý, 42,9% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Canada có thuế 0% ngay từ năm đầu tiên của hiệp định.
CPTPP cũng mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp Canada khi tiếp cận các thị trường năng động nhất tại châu Á-Thái Bình Dương.
Nhu cầu phải đa dạng hóa thương mại quốc tế chưa bao giờ lại trở nên cấp bách hơn thế đối với Canada, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ leo thang tại Mỹ và mối quan hệ giữa Ottawa với Bắc Kinh đang trong giai đoạn khủng hoảng.
Trên sân chơi CPTPP, đây được đánh giá là “thời điểm vàng” để Việt Nam và Canada đẩy mạnh trao đổi thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Thúc đẩy xanh hóa ngành dệt may Việt Nam
14:02' - 07/05/2019
WWF-Việt Nam và Vitas đã phối hợp và triển khai Dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP sẽ tạo ra “cú hích” cho ngành dệt may Việt Nam
17:09' - 10/04/2019
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự báo sẽ tạo ra “cú hích” cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may chủ động ứng phó khi có biến động
14:27' - 05/04/2019
Quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành đã đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24'
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng xử lý dứt điểm mưa rò rỉ tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
14:19'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện 21 về việc khẩn trương hoàn thiện, khắc phục các tồn tại trong quá trình vận hành, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia
11:38'
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong ký ức những kỹ sư địa chất
11:34'
Nguyên Chủ tịch nước từng lăn lộn trên khắp các vùng miền, khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh về Lễ đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:27'
Sáng 25/5/2025, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
11:09'
Trong tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 26-29/5/2025), Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tầng lớp nhân dân xúc động tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
11:08'
Phía bên ngoài Nhà Tang lễ Quốc gia, những cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, sinh viên, học sinh trật tự xếp hàng, đôi mắt hướng về phía trong với ánh nhìn lặng buồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:04'
Hãy cùng nhìn lại một số dự kiến kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.