"Cú hích" nào để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản?
Làm thế nào để phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm đang là bài toán cần có lời giải hiện nay của tỉnh Nghệ An.
* Phát huy lợi thế địa phương Với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn; có 516 ha diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ nuôi tôm và ngao; sản lượng nuôi trên 2.500 tấn/năm; sản lượng chế biến thủy sản đạt trên 15.000 tấn/năm và hàng chục cơ sở chế biến, phơi khô, sấy các loại, thị xã Hoàng Mai hiện đứng đầu tỉnh Nghệ An cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.Làng nghề sản xuất và chế biến nước mắm Phú Lợi, xã Quỳnh Dỵ nổi tiếng với sản phẩm thơm ngon, độ đạm cao. Cả làng nghề hiện có hơn 300 hộ tham gia sản xuất nước mắm, với phương châm đảm bảo an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất sạch từ khâu lựa chọn nguyên liệu tươi ngon đến khâu chế biến đảm bảo chất lượng, không sử dụng chất bảo quản hay phụ gia vào sản phẩm.
“Ngoài sản xuất nước mắm truyền thống, bà con trong làng nghề còn mở rộng các sản phẩm từ thủy sản như cá khô, cá hấp, sấy, mắm tôm, ruốc. Khó khăn với người làm nước mắm truyền thống Phú Lợi là không có địa điểm trưng bày nên rất khó cạnh tranh với nước mắm công nghiệp cũng như sản phẩm của các làng nghề nước mắm truyền thống.Bên cạnh đó, nước mắm truyền thống rất “kén” khách vì giá cao, vị mắm lại mặn và đậm đà hơn nước mắm công nghiệp nên không phải ai cũng thích dùng”, ông Trần Văn Đang, Phó Ban lãnh đạo làng nghề nước mắm Phú Lợi trăn trở.
Với phương châm “Người Việt tiêu dùng hàng Việt”, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu những nhà phân phối lớn và người tiêu dùng, Công ty cổ phần Biển Quỳnh hiện cung cấp 10 sản phẩm thủy sản chế biến vào chuỗi siêu thị Big C trên cả nước và hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trong đó, có sản phẩm chả cá trích đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 4 sao. Trong năm 2020, công ty phấn đấu đưa 9 sản phẩm còn lại đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP; đồng thời, thăng hạng cho sản phẩm chả cá trích lên thành 5 sao. “Thị xã Hoàng Mai là một trong những điểm đến về du lịch biển của tỉnh Nghệ An, bởi vậy công ty đang hướng đến các sản phẩm hải sản khô có lợi thế đặc trưng của địa phương (mực khô, cá trỏng khô…) đáp ứng thị trường tiêu dùng và khách du lịch làm quà biếu, tặng”, anh Hồ Mạnh Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần Biển Quỳnh cho biết. Sản phẩm cá thu nướng là một trong nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng của Thị xã Cửa Lò. Hiện nay, toàn Thị xã có hơn 40 hộ chuyên bảo quản và chế biến sản phẩm cá thu nướng với sản lượng khoảng 400 tấn/năm, tạo doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm.Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá thu nướng Cửa Lò được đóng gói, có bao bì thủ công và chưa tạo được nét riêng biệt. Để tăng giá trị sản phẩm và giá trị cạnh tranh trên thị trường, UBND thị xã Cửa Lò đã triển khai dự án “Xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể cá thu nướng Cửa Lò”.
Với kinh nghiệm sản xuất cá thu nướng lâu năm, ông Trương Như Hùng ở phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò chia sẻ, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị, công nghệ đang là một khó khăn lớn cho các hộ sản xuất cá thu nướng Cửa Lò.Nhiều hộ chưa đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến công cụ, nhà xưởng, khu chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, chưa chú trọng khâu đóng gói, dán nhãn. Vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa được các hộ sản xuất quan tâm nên thị trường tiêu thụ không ổn định.
Thực tế cho thấy các sản phẩm chế biến ở Nghệ An hiện nay chủ yếu vẫn chế biến thô, làm sản phẩm truyền thống phơi khô, hấp sấy nên giá trị kinh tế chưa cao. Trong khi đó, các địa phương ven biển là hầu hết chưa có cơ sở chế biến tập trung. Các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ lẻ hiện có nhu cầu muốn mở rộng sản xuất, đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng không có diện tích để đầu tư, mở rộng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hải sản chế biến lại không ổn định. Một số sản phẩm trước đây là phơi khô hấp sấy xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, còn các sản phẩm có giá trị gia tăng vì công nghệ chưa đảm bảo nên chưa thể xuất khẩu sang các nước tiên tiến như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường lớn là Trung Quốc đóng cửa nên việc xuất khẩu thủy sản của Thị xã Hoàng Mai, Thị xã Cửa Lò cũng rất khó khăn.Thay vì trước đây, Trung Quốc chấp nhận cho thương lái xuất khẩu tiểu ngạch thì nay họ buộc phải xuất khẩu chính ngạch. Việc này cũng đồng nghĩa sản phẩm thủy sản của người dân phải có đầy đủ hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế… Điều này khiến cho sản phẩm của địa phương gặp muôn vàn khó khăn.
* Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ khép kín Tập trung thu hút các nhà đầu tư để có các cơ sở chế biến quy mô lớn, tập trung, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ đang là giải pháp mà các địa phương trong tỉnh Nghệ An hướng đến.Với Thị xã Hoàng Mai đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đối với chế biến, Thị xã quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thị xã Hoàng Mai đã hỗ trợ kinh phí xây dựng lại, nâng cấp thương hiệu, chứng nhận sản phẩm nước mắm Quỳnh Dỵ và gắn với công bố truy xuất nguồn gốc.Bên cạnh đó, từ sản phẩm chả cá trích của Công ty cổ phần Biển Quỳnh đạt sản phẩm OCOP 4 sao, trong năm 2020, Thị xã Hoàng Mai chỉ đạo mở rộng sản phẩm này thêm 10 sản phẩm (chả mực, tôm tít chế biến, mực một nắng, cá thu một nắng, nước mắm Quỳnh Dỵ…) để chứng nhận sản phẩm OCOP.
“Việc cần làm trước mắt là xây dựng thương hiệu hải sản Hoàng Mai, thu hút đầu tư dự án khu chế biến tập trung, ưu tiên các dự án có quy mô lớn, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. Hiện dự án Nhà máy chế biến nông sản, thủy sản Nghi Sơn Food Group tại xã Quỳnh Vinh với tổng vốn đầu tư 65 tỷ đồng đang trong quá trình xúc tiến để đầu tư vào Hoàng Mai.Hy vọng rằng trong thời gian tới, ngành chế biến hải sản ở Hoàng Mai sẽ có bước phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương”, ông Hoàng Ngọc Thủy – Trưởng phòng Kinh tế, Thị xã Hoàng Mai khẳng định.
Để nâng cao giá trị sản phẩm, các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất cần xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ khép kín, đưa sản phẩm vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ các đặc sản của địa phương; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, quy định về dán tem, nhãn sản phẩm, xây dựng chương trình thông tin quảng bá, hình thành hệ thống giới thiệu sản phẩm. Tỉnh Nghệ An cũng phấn đấu đến năm 2030 giá trị chế biến xuất khẩu tăng lên 70 triệu USD, phát triển hệ thống kho lạnh thương mại có khoảng 200 kho lạnh, với tổng công suất 40.000 tấn sản phẩm/năm. Muốn vậy, bản thân các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại để phát triển chế biến theo chiều sâu; nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Đi đôi với đó là phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tối đa tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp.Bên cạnh đó tăng cường mối liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ban ngành cùng với địa phương xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ những thương hiệu sản phẩm độc quyền thủy sản của các làng nghề./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản
15:35' - 22/07/2020
Hoa Kỳ sẽ giúp tăng cường năng lực cho Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư thông qua trao đổi, chia sẻ thông tin kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ kỹ thuật.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hồi 176 dự án đầu tư
11:26' - 17/07/2020
Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thu hồi, chấm dứt hoạt động đối với 8 dự án đầu tư, đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh bị chấm dứt, thu hồi đến nay là 176 dự án.
-
Hàng hoá
Trà Vinh kiểm tra sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
20:09' - 03/07/2020
Quản lý thị trường Trà Vinh vừa kiểm tra các cơ sở kinh doanh sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý và phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36'
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55'
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19'
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32'
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.