Cú sốc giá âm khiến tương lai ngành công nghiệp dầu mỏ thêm ảm đạm
Dầu mỏ được xem là dòng máu chảy trong huyết quản của nền kinh tế thế giới và năm 2020, nền kinh tế đang “chảy máu”. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến người lao động phải ở nhà và hoạt động đi lại hạn chế, máy bay nằm yên trên mặt đất. Nhu cầu đối với dầu mỏ đã giảm nhanh và mạnh hơn bất cứ thời điểm nào từ trước đến nay.
Cộng hưởng với cú sốc này, bất đồng giữa Saudi Arabia và Nga đã khởi đầu một cuộc chiến giá dầu vào đầu tháng Ba. Giá dầu trong tháng trước đã giảm hơn một nửa khiến ngành công nghiệp khổng lồ này quay cuồng. Ngay cả sau khi các cường quốc năng lượng đã đạt được một thỏa thuận mới nhằm cố gắng đẩy giá dầu, “vàng đen” vẫn đang đối mặt với tương lai vô cùng ảm đạm giữa bối cảnh tình trạng dôi dư nguồn cung tiếp tục trầm trọng do tác động của COVID-19. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giao tháng 5/2020 trên sàn Nymex của New York mất 55,90 USD (tương đương 306%), đóng cửa phiên 20/4 ở mức -37,63 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh kỷ lục của giá dầu này kể từ khi bắt đầu số liệu được thu thập vào năm 1983, và cũng ghi nhận mức đóng cửa thấp chưa từng thấy, sau khi có thời điểm giữa phiên giảm chỉ còn -40,32 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giao tháng 5/2020 đã hết hạn vào cuối phiên ngày 20/4. Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 6/2020 hạ 4,60 USD (tương đương 18,3%) xuống 20,03 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 6/2020 lùi 2,51 USD (9%), xuống còn 25,57 USD/thùng. Theo các chuyên gia phân tích, dầu Brent được vận chuyển bằng đường biển nhiều hơn dầu WTI, vốn thường được vận chuyển thông qua đường ống dẫn, bởi vậy giá dầu này phần nào ít chịu tác động ngay lập tức bởi những lo ngại về lượng dự trữ dồi dào. Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, nhận định diễn biến của thị trường năng lượng hiện nay là điều “khó tin”, việc đóng cửa hoặc thậm chí phá sản bây giờ có lẽ còn đỡ thiệt hại hơn đối với một số nhà khai thác.Các nhà tinh chế dầu mỏ đang mua vào ít dầu thô hơn bình thường, vì vậy hàng trăm triệu thùng dầu đang phải chứa trong các kho dự trữ trên toàn thế giới. Các thương nhân phải thuê tàu chỉ để neo chúng lại và đổ đầy dầu thừa. Lần đầu tiên trong lịch sử, 160 triệu thùng dầu đang chứa trong các tàu chở dầu trên khắp thế giới để chờ được trút ra.
Các báo cáo hàng tháng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đánh dấu khoảng thời gian nhu cầu dầu thô giảm mạnh, ngay cả khi các nhà sản xuất dầu chủ chốt đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày, trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga, qua đó ổn định giá dầu đang biến động. Ngày 12/4, OPEC và các đối tác, trong đó có Nga, thông báo kế hoạch cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày (mức cắt giảm kỷ lục) từ tháng Năm đến hết tháng Sáu và kiềm chế sản lượng trong hai năm.Về phía Mỹ, trong thế kỷ 20, nước này rất muốn làm suy yếu OPEC nhưng đến năm 2018, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Saudi Arabia và Nga. Khả năng tái cử của Tổng thống Donald Trump phụ thuộc vào các bang sản xuất dầu đá phiến như Texas, Pennsylvania và Ohio. Do đó, ông Trump ủng hộ thỏa thuận trên và cho rằng ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ phục hồi “nhanh hơn nhiều” so với dự kiến.
Trên thực tế, các công ty dầu mỏ tư nhân, các công ty do nhà nước kiểm soát và các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng nên chuẩn bị sẵn sàng cho một khoảng thời gian khó khăn kéo dài và tận dụng cuộc khủng hoảng này để bắt đầu tái cấu trúc. Theo tạp chí The Economist của Anh, thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC+ không có tác dụng. Trước tiên là quy mô sản lượng cắt giảm không có ý nghĩa lớn. Nhu cầu dầu toàn cầu trong tháng này có thể giảm đến 29 triệu thùng/ngày, lớn gấp ba lần mức sản lượng mà thỏa thuận mới này hứa hẹn cắt giảm. Các công ty tư nhân không thuộc liên minh này cũng có thể giảm sản lượng, nhưng không rõ là bao nhiêu. Và không ai biết khi nào nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại. Mặt khác, liên minh OPEC+ này đang "lung lay". Nga, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, đã hợp tác với OPEC từ năm 2016, nhưng thường xuyên bỏ qua những điều khoản của các thỏa thuận. Mỹ nhiều khả năng sẽ không hợp tác lâu dài với OPEC trong việc tạo ra một trật tự năng lượng mới. Hiệp ước mới liên quan đến việc đảm bảo rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm, nhưng các nhà sản xuất dầu ở Texas phản ứng với các tín hiệu về giá cả và động cơ lợi nhuận, chứ không phải là hạn ngạch của chính phủ.Thỏa thuận cắt giảm trên gần như đổ vỡ khi Mexico từ chối các điều khoản của Saudi Arabia, cho thấy một quốc gia có thể thúc đẩy sự tan rã như thế nào. Và Saudi Arabia tiếp tục giảm mạnh giá dầu bán cho châu Á, một dấu hiệu cho thấy họ vẫn muốn bảo vệ vị thế của mình tại thị trường dầu mỏ quan trọng nhất này.
Lý do cuối cùng cho sự hoài nghi là cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể làm nhu cầu dầu mỏ giảm trong dài hạn. Hàng trăm triệu người đang làm việc tại nhà, ít các chuyến bay hơn và môi trường đô thị ít ô nhiễm hơn. Điều này có thể giúp thay đổi quan điểm của người dân đối với mong muốn chuyển đổi nhanh hơn khỏi nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở nhiên liệu hóa thạch. Thay vì sự ổn định, khi đó, các nhà sản xuất dầu mỏ phải đối mặt với sự bất ổn về nhu cầu và sản xuất. Iran và Venezuela, đã bị trói buộc bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, sẽ thấy bất ổn hơn. Các quốc gia có chi phí sản xuất cao và quản lý yếu kém, chẳng hạn như Nigeria và Angola, phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng vốn và cán cân thanh toán. Năm ngoái, số vụ phá sản của các nhà sản xuất dầu ở Mỹ đã tăng 50%. Năm 2020, con số đó sẽ tăng vọt. Sau năm nay, bức tranh dầu mỏ toàn cầu sẽ chứng kiến sự điều chỉnh sâu hơn. Tình hình bất ổn sẽ làm giảm số lượng dự án đầu tư mới. Trong năm nay, các công ty dầu mỏ đã cắt giảm đầu tư đi khoảng 25%.Một số dự án sản xuất dầu đắt đỏ sẽ bị trì hoãn. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của dầu đá phiến sẽ giảm. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu dầu lớn, như Saudi Arabia, sẽ phải cắt giảm chi tiêu công và đa dạng hóa nền kinh tế.
Trong nhiều năm, ngành công nghiệp dầu mỏ đã phải đối mặt với khả năng nhu cầu có thể giảm do các chính phủ thúc đẩy các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Điều đó đe dọa gây ra sự hỗn loạn cho các nhà sản xuất dầu, do nguồn vốn cạn kiệt và các công ty phải vật lộn với thị phần suy giảm.Có thể nhiều năm nữa nhu cầu dầu mỏ mới đạt đỉnh trở lại, nhưng các nhà sản xuất dầu nên coi sự hỗn loạn do COVID-19 gây ra không phải là một sự bất thường, mà là một dấu hiệu của điều sẽ xảy ra./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu bật tăng tại thị trường châu Á sau khi rơi xuống vùng âm
11:55' - 21/04/2020
Giá dầu tại thị trường châu Á trong phiên sáng 21/4 đã bật tăng trở lại, thoát khỏi vùng âm từ đêm giao dịch trước tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Nguy cơ phá sản hàng loạt trong ngành dầu mỏ do giá dầu "lao đốc không phanh"
11:38' - 21/04/2020
Giới phân tích cho rằng nhiều công ty dầu mỏ Mỹ có nguy cơ phá sản vì đều vay nợ lớn trong giai đoạn trước và với đợt suy giảm giá dầu lịch sử này, một số có thể sẽ không thể sống sót.
-
Thị trường
Doanh nghiệp Mỹ tổn thất thế nào khi giá dầu xuống mức âm?
11:11' - 21/04/2020
Thị trường dầu mỏ bắt đầu một tuần mới ảm đạm trong cuộc khủng hoảng tồi tệ khi giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2020 của Mỹ giảm xuống mức -37,63 USD/thùng chốt phiên ngày 20/4.
-
Thị trường
Giá dầu WTI giao tháng 5 tăng trở lại
10:42' - 21/04/2020
Sau khi rơi xuống vùng âm (-37,63 USD/thùng) lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu ngọt nhẹ WTI trong phiên mở cửa đầu ngày 21/4 đã bật trở lại lên trên 0 USD/thùng.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán mở phiên sáng 21/4 trong sắc đỏ trước sự sụt giảm của giá dầu
10:16' - 21/04/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 21/4 theo xu hướng giảm chung với các thị trường thế giới do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu lần đầu tiên xuống vùng giá âm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Người trồng dứa Kiên Giang thu lời hơn 100 triệu đồng/ha
19:14' - 01/12/2024
Nông dân tỉnh Kiên Giang đang thu hoạch dứa với khoản lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha.
-
Hàng hoá
Nga tiếp tục cấm nhập khẩu thực phẩm của nhiều nước
13:55' - 30/11/2024
Ngày 29/11, Chính phủ Nga đã thông báo gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của các quốc gia đã áp đặt trừng phạt đối với nước này, kéo dài đến cuối năm 2026.
-
Hàng hoá
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững ngành sầu riêng
13:16' - 30/11/2024
Sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương.
-
Hàng hoá
Đúng ngày Black Friday 2024 người dân đua nhau đi mua sắm
18:53' - 29/11/2024
Khác với sự thưa thớt khách hàng từ những ngày trước đó, hôm nay đúng ngày 29/11 - là ngày Black Friday 2024, từ sáng người dân bắt đầu đua nhau đi mua sắm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á giảm hơn 3% kể từ đầu tuần
16:37' - 29/11/2024
Kể từ đầu tuần đến nay, giá dầu Brent giảm 3,3% và giá dầu WTI giảm 3,8%, khi nguồn cung từ Trung Đông hầu như không bị ảnh hưởng do các cuộc xung đột.
-
Hàng hoá
Black Friday 2024: Các nhà bán lẻ Mỹ thu hút khách giữa áp lực kinh tế
11:14' - 29/11/2024
Sau nhiều tuần quảng bá giảm giá hấp dẫn, các nhà bán lẻ tại Mỹ và một số quốc gia khác đã sẵn sàng cho sự kiện khuyến mại Black Friday - sự kiện mua sắm lớn mở màn cho mùa lễ hội cuối năm.
-
Hàng hoá
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng
07:18' - 29/11/2024
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch 28/11 sau khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống trước thềm cuộc họp của OPEC+
17:22' - 28/11/2024
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi dự trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng.
-
Hàng hoá
Nâng cao giá trị và bảo đảm nguồn cung nông sản cuối năm
14:00' - 28/11/2024
Ngành nông nghiệp Hòa Bình đã yêu cầu theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, thu hoạch nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ.