Cửa hàng tiện lợi: "Mỏ vàng mới" của thị trường bán lẻ
Cửa hàng tiện lợi hay còn gọi là cửa hàng tiện ích là những địa điểm cung cấp đa dạng dịch vụ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng. Tính tiện lợi của những cửa hàng này được thể hiện qua vị trí cửa hàng, thời gian đóng/mở cửa của cửa hàng, những dịch vụ kèm theo phù hợp với đối tượng người tiêu dùng (NTD) mà cửa hàng đó nhắm đến.
* Phát huy tối đa ưu điểm tiện ích Thực tế cho thấy, trong vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của các cửa hàng tiện lợi nhận được sự phản hồi khá tốt của thị trường với tốc độ phát triển trên 2 con số mỗi năm. Đây là kênh bán lẻ hiện đại, có hệ thống quản trị tốt, thường nằm ở những vị trí thuận lợi và tiện cho NTD mua sắm hàng hóa. Nông dân hoặc các doanh nghiệp cũng có cơ hội đưa hàng vào các kênh bán lẻ này nhờ quay vòng hàng hóa nhanh, đặc biệt với thực phẩm tươi sống. Với diện tích linh hoạt từ 100-300m², các cửa hàng tiện lợi dễ dàng tiếp cận khách hàng ở những khu dân cư đông đúc, các quận nội thành. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, giá cả vừa phải trong các cửa hàng tiện lợi đã và đang giúp tạo dựng thói quen mua sắm của NTD. Đặc biệt, nếu như trước đây, NTD chọn chợ truyền thống thay vì siêu thị bởi sự tiện lợi, không phải mất công gửi xe, lấy vé… thì đến nay, các cửa hàng tiện lợi cũng tận dụng được những ưu thế tương tự như chợ truyền thống để “hút” khách hàng đến mua sắm. Hầu hết các cửa hàng tiện lợi đều có đặc điểm chung là mở cửa 16 giờ/ngày (cá biệt có cửa hàng mở 24/24h) và nhắm đến đối tượng NTD có nhu cầu cao về sự tiện lợi. Thời gian đông khách nhất của các cửa hàng tiện lợi là vào buổi trưa và tan tầm chiều. Nhắm vào khách hàng chủ lực là học sinh, các bà nội trợ bận rộn nên nhà đầu tư khi chọn mặt bằng kinh doanh đều ưu tiên gần trường học, khu dân cư có nhiều công chức. Nhận định cửa hàng tiện lợi sẽ là xu thế phát triển trong thời gian tới, nhằm tạo điều kiện để đẩy mạnh xu thế phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam, Bộ Công Thương đã có những chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng tiện lợi. Cụ thể, đối với những hệ thống phân phối dưới 500 m² đều không bị áp quy tắc kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT (cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép mở từng cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp). Việc xin giấy phép cũng dễ dàng hơn so với các hình thức bán lẻ khác. * Nhiều cơ hội phát triển trong tương lai Theo xếp hạng trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn Tư vấn Thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam liên tục nằm trong tốp 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài từ năm 2008.Theo thống kê mới đây của Nielsen Việt Nam, 34% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại đại siêu thị và 29% tại siêu thị. Trong khi đó, 22% người tiêu dùng chọn mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Ông Vaughan Ryan - Tổng giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam cho rằng, mô hình bán lẻ này sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Còn đại diện Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel (công ty đa quốc gia, chuyên tư vấn - nghiên cứu thị trường hàng đầu trên thế giới) Việt Nam cho biết: người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang có thói quen mua sắm tại tiệm tạp hóa và chưa có sự thay đổi đáng kể. So với cửa hàng tiện ích thì tiệm tạp hóa vẫn gần gũi và được ưu chuộng hơn. Tuy nhiên, xu hướng mua sắm hiện đại đang lan rộng, do đó cơ hội phát triển cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở nhiều vùng nông thôn. Theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, trong ba năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của cửa hàng tiện ích và siêu thị mini tại Việt Nam đã lên đến 200%, từ 1.000 cửa hàng vào năm 2012 tăng lên 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2015. Trong khi đó, số lượng cửa hàng tạp hóa đã giảm từ 62% xuống còn 52% ở giai đoạn này. Không thua kém các nhà bán lẻ ngoại, nhiều thương hiệu nội cũng tăng tốc tham gia cuộc đua giành thị phần với quyết tâm và chiến lược mạnh mẽ. Đơn cử Vinmart+, chỉ tính đến hết năm 2015, Vinmart+ đã có khoảng 650 điểm bán trên toàn quốc và trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, thương hiệu này đặt mục tiêu sẽ phát triển lên thành 3.000 cửa hàng tiện ích; trong đó khu vực nông thôn có thể chiếm 1.000 điểm bán. Còn đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), cho biết song song với việc cải tiến hoạt động các điểm bán hiện hữu, Saigon Co.op xây dựng thêm các mô hình kinh doanh mới, phù hợp với nhiều phân khúc mới vào năm 2017. Trong giai đoạn 2017-2020, Saigon Co.op sẽ phát triển 30-50 cửa hàng tiện lợi tập trung tại các khu vực dân cư đông tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác./.- Từ khóa :
- cửa hàng tiện lợi
- siêu thị
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Từ ngày 18/1, người dân có thể truy xuất nguồn gốc rau củ tại các siêu thị
14:27' - 16/01/2017
Từ ngày 18/1, người dân Tp. Hồ Chí Minh có thể nhận diện và truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả tại một số siêu thị lớn trên địa bàn.
-
Thị trường
Các siêu thị Tp. Hồ Chí Minh cam kết đảm bảo cung ứng hàng hóa Tết
21:16' - 04/01/2017
Ngày 4/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa cho Tết và các giải pháp bình ổn thị trường tại một số siêu thị lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).